Thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khoá XI):

“ Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”: Thấm nhuần tư tưởng “nêu gương” của Chủ tịch Hồ Chí Minhtrong giáo dục đạo đức cán bộ, đảng viên

19:03, 26/04/2013

HGĐT - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp “Trồng người”. Trong giáo dục đạo đức, Người rất coi trọng phương thức “nêu gương” và vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của người xưa: “Dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngôn nhi giáo” (nghĩa là trước hết phải giáo dục bằng tấm gương sống của chính mình, sau đó mới bằng lời nói).


Người quan niệm, nêu gương đạo đức là yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên và người đứng đầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị; có tác dụng giáo dục quần chúng rất cao và thường xuyên nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên “Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính”.


Đất nước đã và đang nỗ lực xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ động hội nhập Quốc tế. Bên cạnh những yếu tố tích cực có cả những tiêu cực tác động đến các giá trị xã hội nói chung, đạo đức nói riêng. Vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống, làm tổn hại uy tín của tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị, gây ảnh hưởng tới việc nêu gương trước nhân dân. Tăng cường nghiên cứu để không ngừng nâng cao nhận thức và “làm theo” phương pháp “nêu gương” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường sử dụng, đang trở thành nhiệm vụ cấp thiết của công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên trong tình hình mới.


Vận dụng tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “nêu gương” vào giáo dục cán bộ, đảng viên có ý nghĩa to lớn cả về lý luận cũng như thực tiễn; mỗi cán bộ, đảng viên cần thực hiện triệt để những nội dung:


Một là, thực hiện“nói đi đôi với làm”:


Đó là phương châm, nguyên tắc chỉ đạo hoạt động, được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là một trong những tiêu chí quan trọng khi thực hành phương pháp “nêu gương”; đồng thời, là biểu hiện cụ thể, sinh động về bản chất, truyền thống cách mạng của Đảng ta, giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn đứng vững và vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Hiện nay, trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, nhất là trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta, các dạng biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, tham nhũng, lãng phí không thể không ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Bởi vậy, “nói đi đôi với làm” theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, theo đúng chuẩn mực đạo đức cách mạng càng trở nên cần thiết.


Hai là, phải có phương pháp làm việc khoa học:


Trong hoạt động thực tiễn, cần “học tập” và “làm theo” Chủ tịch Hồ Chí Minh ở phong cách làm việc thận trọng, tỉ mỉ, giờ nào việc ấy, tinh thần trách nhiệm cao, thói quen sâu sát cơ sở, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng quần chúng. Khi đã đề ra chủ trương, biện pháp thì phải nêu cao đoàn kết, phát huy trí tuệ tập thể, quyết tâm lãnh đạo thực hiện cho bằng được. Đồng thời, kiên quyết khắc phục mọi biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh, xa rời thực tế, cơ sở, xa rời quần chúng; phê phán những cán bộ, đảng viên không dám nói, không dám hành động, hoặc “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”, “nói một đường làm một nẻo”, thậm chí thụ động, ngồi chờ, sợ trách nhiệm...


Ba là, coi trọng ý thức giáo dục, rèn luyện đạo đức của chính mình:


Hiệu quả “làm theo” bài học nêu gương đạt được ở mức độ nào đều trực tiếp thông qua việc tiếp thu và thực hiện của chủ thể. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: Đạo đức cách mạng không phải ở trên trời rơi xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Như vậy, việc nêu gương tự giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên thực chất là quá trình... “tự luyện vàng”, để không ngừng hoàn thiện nhân cách, nâng cao ý thức và phẩm chất cách mạng. Làm được điều đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải xây dựng cho mình kế hoạch phấn đấu cụ thể, thiết thực, thường xuyên thực hiện, tránh bệnh hình thức...


Thực tế cho thấy, trong cơ chế thị trường, nếu không kiên định mục tiêu, lý tưởng XHCN, không thường xuyên tự rèn luyện theo những chuẩn mực đạo đức cách mạng, người cán bộ, đảng viên rất dễ sa ngã và đánh mất chính mình trước áp lực của những lợi ích vật chất.


Bốn là, thực hiện nghiêm túc tự phê bình và phê bình:


Tự phê bình và phê bình là vũ khí sắc bén, động lực bên trong giúp mỗi cán bộ, đảng viên phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, không ngừng hoàn thiện. Cũng là biện pháp hữu hiệu thực hiện “nêu gương” được Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn vận dụng suốt cuộc đời hoạt động cách mạng. Vì vậy, sinh thời, Người thường xuyên đặt ra yêu cầu bức thiết đối với Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội là phải rất coi trọng thực hiện chế độ tự phê bình, phê bình.


Trong tình hình mới, khi lợi ích cá nhân ngày càng được tôn trọng và bảo đảm, nhất là khi quyền lợi vật chất luôn gắn liền với trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ, đảng viên, thì công tác tự phê bình và phê bình càng phải được quán triệt và thực hiện nghiêm túc. Bởi vì, do lợi ích và uy tín cá nhân mà không ít cán bộ, đảng viên rất có thể giấu khuyết điểm. Đồng thời, khi phê bình, góp ý về những khuyết điểm của đồng chí, đồng nghiệp lại có thể xuê xoa... Điều đó rất có nguy cơ dẫn đến chủ nghĩa cơ hội, bè phái, làm giảm sút sức chiến đấu của Đảng.


Quần chúng nhân dân luôn chú ý tới lời nói và việc làm của cán bộ, đảng viên để xem có nên noi theo hay không? Qua đó, họ biết rất rõ ai có ưu, nhược điểm gì và sửa chữa đến đâu. Cán bộ, đảng viên càng giữ vị trí cao, quan trọng, nhất là người đứng đầu, càng phải hết sức nêu gương tự phê bình và phê bình về phẩm chất đạo đức, lối sống ở mọi lúc, mọi nơi.


Thực hiện “nêu gương” trong tự phê bình và phê bình phải có phương pháp để bảo đảm khách quan, khoa học, phù hợp và hiệu quả. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là: Tự phê bình và phê bình phải từ trên xuống; các cấp ủy, cấp lãnh đạo, quản lý phải thường xuyên nêu gương tự phê bình và phê bình cho cấp dưới và quần chúng noi theo; phải trân trọng lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp của cấp dưới, kể cả những ý kiến trái ngược nhau, ý kiến của những người ngoài Đảng, của các tổ chức chính trị - xã hội và quần chúng nhân dân.


Gương mẫu là một mệnh lệnh không lời. Nêu gương mang lại “hiệu ứng lan toả”, tập hợp và lôi kéo quần chúng từ “đảng viên đi trước, làng nước đi sau”, tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện tốt Nghị quyết T.Ư 4 (khoá XI):

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thông báo kết quả kỳ họp thứ 7 - HĐND tỉnh (khóa XVI)
HGĐT - Chiều 24.4, HĐND tỉnh (khóa XVI) tổ chức họp thông báo kết quả Kỳ họp thứ 7,nhiệm kỳ 2011 – 2016. Đồng chíLý Thị Hơn, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh chủ trì. Tới dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và địa phương.
26/04/2013
Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị T.Ư 8 (khóa IX) và sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 152 của Chính phủ
HGĐT- Ngày 24.4, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, BCH T.Ư Đảng (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 152 của Chính phủ về Khu vực phòng thủ.
26/04/2013
Khởi công Dự án Khu ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau hoa, cây dược liệu, cây ăn quả theo hướng Viet Gap và dịch vụ TMNN Quyết Tiến
HGĐT- Sáng 25.4, UBND tỉnh, Công ty CP Thương mại Phát triển nông lâm nghiệp Bình Minh tổ chức Lễ Khởi công Dự án Khu ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau hoa, cây dược liệu, cây ăn quả theo hướng VietGap và dịch vụ TM nông nghiệp tại xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ.
25/04/2013
Những giai đoạn chiến lược làm nên mùa Xuân lịch sử
HGĐT- Trải qua hơn 20 năm chiến đấu kiên cường, nhân dân ta đã đánh thắng cuộc chiến tranh thực dân mới quy mô lớn nhất, dài nhất và dã man tàn bạo nhất của đế quốc Mỹ. Có thể phân kỳ cuộc kháng chiến thành năm giai đoạn chiến lược, mỗi giai đoạn có những chuyển biến về tương quan lực lượng, cục diện chiến tranh để đến giai đoạn cuối tạo bước nhảy vọt lớn đi đến giành thắng
25/04/2013