UBND tỉnh: Sơ kết 4 năm thực hiện dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng 4 huyện vùng cao núi đá, giai đoạn 2008 - 2015

15:28, 17/12/2012

HGĐT- Sáng 17.12, tại Hội trường lớn UBND huyện Mèo Vạc, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tại 4 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2008 - 2015.


Dự và chủ trì Hội nghị có các đồng chí: Võ Đại Hải, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp; Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng các đồng chí Chúng Thị Chiên, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và lãnh đạo Ban chỉ đạo Tây Bắc và lãnh đạo các Bộ: KH&ĐT, NN&PTNT, Tài chính và đại diện lãnh đạo các Sở, ngành chức năng của tỉnh, Công ty Cổ phần lương thực Hà Giang và một số hộ gia đình được hưởng lợi từ dự án…


Trong 4 năm qua v
ùng Dự án gồm 69xã, thị trấn thuộc 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc với tổng diện tích đất tự nhiên 234.763,0 ha. Trong đó: Giao khoán quản lý bảo vệ rừng 318.232,5 lượt ha/368.506,0 lượt ha đạt 82,3% theo Dự án và đạt 100,0% so với kế hoạch giao hàng năm. Thực hiện lồng ghép với Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2008 – 2010 là 169.193,2 lượt ha. Giao khoán khoanh nuôi phục hồi rừng: 105.179,0 lượt ha/78.280,0 lượt ha đạt 134,4% theo Dự án và đạt 100,0% so với kế hoạch giao hàng năm. Cùng với đó, qua thực hiện Dự án đã tổ chức được 260 lớp tập huấn tuyên truyền công tác bảo vệ rừng tại 58 xã với 13.867 lượt người tham gia. Về công tác cấp phát lương thực cho các hộ nhận khoán khoanh nuôi, bảo vệ, trồng rừng sản xuất cấp cho nhân dân từ năm 2008 - 4.2012 được 6.477,3 tấn đạt 100% kế hoạch giao... Thông qua Dự án đã hình thành ý thức bảo vệ rừng trong từng người dân vùng cao, đặc biệt là ý thức bảo vệ rừng cộng đồng, đến nay không còn tình trạng phá rừng tràn lan, số vụ cháy rừng giảm mạnh, công tác phòng chống cháy rừng được toàn thể nhân dân cùng tham gia. Thông qua chính sách hỗ trợ gạo cho các hộ nhận khoán khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng sản xuất, đã được nhân dân nhiệt tình ủng hộ rất cao. Gạo hỗ trợ được cấp phát vào các thời điểm giáp hạt giúp người dân không bị đói. Chính vì vậy, Dự án đã thu hút được trên 28.000 hộ gia đình trên địa bàn các huyện tham gia vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm cho trên 50.000 lao động. Các chính sách Dự án đã góp phần từng bước cải thiện đời sống cho đồng bào, tạo ổn định trật tự xã hội tại 4 huyện vùng cao núi đá...


Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghiêm túc chỉ ra nhữngtồn tại, hạn chế cần được
Chính phủ, các Bộ, ngành T.Ư, tỉnh Hà Giang và các sở, ngành của tỉnh tháo gỡ, đó là: Định mức thực hiện các hạng mục của dự án từ khi xây dựng, dự án đã được phê duyệt từ đầu năm 2009, đến nay đã lạc hậu do lạm phát, trượt giá qua các năm, quá trình thực hiện chưa được đề xuất điều chỉnh kịp thời cho phù hợp. Quá trình xây dựng Dự án chưa rà soát kỹ, toàn diện những nguyên nhân suy giảm chất lượng rừng, mất rừng, đó là nhu cầu chất đốt phục vụ đời sống hàng ngày của người dân không thể thiếu được, để từ đó đưa vào dự án chung hạng mục của dự án để thực hiện. Quá trình tổ chức thực hiện đã phát hiện đưa ra giải pháp bếp đun cải tiến (giảm 50 - 70% lượng củi), hiệu quả rất cao, được đông đảo người dân đồng tỉnh ủng hộ, nhưng chưa được tổ chức triển khai…


Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện cũng như những hạn chế trong quá trình triển khai, để Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tại 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc được triển khai hiệu quả hơn nữa; từng bước đáp ứng công tác xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến đã đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành T.Ư quan tâm xem xét giải quyết một số đề nghị của tỉnh đã được thống nhất tại Hội nghị: Bổ sung hạng mục đầu tư xây dựng bếp đun cải tiến cho các hộ gia đình vào dự án tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; cho cơ chế đặc thù nâng thời gian chăm sóc đối với diện tích rừng trồng của dự án từ 4 năm lên 7 năm; đồng thời với đó là nâng định mức trồng 1ha rừng lên 25,0 triệu (định mức cũ 15,0 triệu đồng)
, nâng định mức hỗ trợ khoanh nuôi bảo vệ rừng lên 0,5 triệu đồng/ha (định mức cũ 0,2 triệu đồng); kéo dài thời gian hỗ trợ gạo đến hết năm 2020; xem xét bổ sung cho Dự án hạng mục tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng một số mô hình canh tác nông lâm kết hợp để người dân có thể sống được với nghề rừng. Về phía tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Sở NN&PTNT cùng các sở, ngành chức năng chủ trì cùng các ngành liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện tới năm 2015 cần phải rõ lộ trình, có trọng tâm, trọng điểm; xây dựng kế hoạch trình cấp trên xin hỗ trợ dự án xây bếp đun cải tiến. Cùng với đó, lãnh đạo các huyện phải thực hiện nghiêm túc các quyết định, kết luận tại Hội nghị về vấn đề biên chế các Ban chỉ đạo và tiến hành thành lập Ban chỉ đạo cấp xã; rà soát lại 100% thôn, bản đều phải xây dựng quy ước, hương ước bảo vệ và phát triển rừng trong quý I-2013. Ngoài ra, Sở TN&MT cùng UBND các huyện phải rà soát lại các diện tích rừng hiện có và đang được quản lý nếu cộng đồng, nhóm hộ quản lý chưa hiệu quả thì giao lại cho từng hộ gia đình quản lý…


Phi Anh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Yên Minh kỷ niệm 50 năm thành lập huyện và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
HGĐT- Sáng 14.12, huyện Yên Minh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập huyện (15.12.1962 - 15.12.2012) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
17/12/2012
Họp BCĐ vận động xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân
HGĐT- Sáng 13.12, BCĐ vận động xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh tổ chức họp xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động. Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Chủ trì cuộc họp.
14/12/2012
Mèo Vạc long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập huyện và đón nhận Huân chương lao động hạng Ba
HGĐT- Sáng 13.12, huyện Mèo Vạc long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập huyện và đón nhận Huân chương lao động hạng Ba.
13/12/2012
Khơi dậy nội lực để phát triển bền vững
HGĐT- Quản Bạ được công nhận là đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh vào ngày 15.12.1962. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với nhân dân các dân tộc địa phương. Trải qua 50 mùa xuân, 17 lần Đại hội Đảng bộ huyện với sự tập trung dân chủ, đoàn kết, sáng tạo, đề ra nhiều chủ trương, chính sách phù hợp từng giai đoạn, giải quyết những vấn đề cụ thể. Từ chính sách hợp
13/12/2012