Điều chỉnh điểm liệt và sử dụng thang điểm 20
Theo dự thảo quy chế kỳ thi THPT quốc gia được công bố, Bộ GD-ĐT quy định xét tốt nghiệp THPT với điểm liệt là 2 điểm và kỳ thi sẽ sử dụng thang điểm 20 thay cho thang điểm 10.
Cách tính điểm xéttốt nghiệp THPTnhư sau: Điểm xét tốt nghiệp = (tổng điểm bốn bài thi + tổng điểm khuyến khích (nếu có)/8 + Điểm trung bình lớp 12. Điểm xét tốt nghiệp được lấy đến hai chữ số thập phân, do phần mềm máy tính tự động thực hiện.
Để được công nhận tốt nghiệp, thí sinh phải đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật từ mức hủy bài thi trở lên, không có bài thi nào từ 2,0 điểm trở xuống và có điểm xét tốt nghiệp quy định cho từng diện (10 điểm trở lên đối với thí sinh bình thường; 9 đến 9,5 điểm trở lên đối với thí sinh thuộc các diện ưu tiên theo quy định).
Năm nay, thay vì thang điểm 10 như mọi năm, Bộ GD-ĐT quyết định sử dụng thang điểm 20.
Khi tiến hành chấm điểm, đối với bài thi tự luận, sẽ chấm theo hướng dẫn chấm, đáp án của Bộ GD-ĐT (thang điểm 20), các ý nhỏ được chấm điểm lẻ đến 0,25, không quy tròn điểm từng bài thi. Đối với bài thi trắc nghiệm, tổ chấm tiến hành chấm điểm và quy đổi điểm bằng máy tính sang thang 20 điểm (điểm lẻ đến 0,25) cho từng bài thi trắc nghiệm.
Thang điểm 20 sẽ áp dụng cho cả 8 môn thi. Thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ được tính điểm tối đa cho môn này (20 điểm).
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT cho biết, để đạt được hai mục đích xét công nhận tốt nghiệp và làm căn cứ tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ thì yêu cầu phân hóa trình độ thí sinh được phản ánh qua kết quả các môn thi trong kỳ thi phải được đặt ra ở mức cao hơn so với các kỳ thi của những năm trước.
Để giúp các trường ĐH, CĐ tuyển sinh được những thí sinh phù hợp với nguồn lực, chất lượng đào tạo, uy tín và đẳng cấp của trường khá đa dạng như hiện nay thì kết quả các môn thi phải có độ phân hóa cao. Để có độ phân hóa cao, chất lượng đề thi đóng vai trò rất quan trọng, đông thời công tác coi thi, chấm thi cũng là những yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả thi của thí sinh. Do vậy việc mở rộng từ thang điểm từ 10 sang 20 sẽ giúp công tác chấm thi phân hóa chi tiết hơn kết quả của thí sinh, hỗ trợ tốt cho công tác xét tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ, đáp ứng yêu cầu phân hóa trình độ thí sinh cao hơn.
Ý kiến bạn đọc