ĐH trọng điểm: Bước đi đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

09:21, 19/06/2014

Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, Bộ GD-ĐT triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó mô hình đào tạo đại học trọng điểm triển khai thời gian qua đã phát huy khá hiệu quả.


Trường Đại học Nguyễn Tất Thành TP.HCM vừa đầu tư 1.100 tỷ đồng để xây dựng dự án Trung tâm phát triển công nghệ cao nhằm xây dựng chuỗi phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn Đông Nam Á. Trung tâm có 4 phòng thí nghiệm về công nghệ Sinh học - Y - Dược; công nghệ thông tin và viễn thông; công nghệ tự động hóa và robot;công nghệnăng lượng và môi trường.


Ngoài tiêu chí về cơ sở vật chất, bằng những giải pháp khác nhau, trường cũng hướng đến các tiêu chí như: Hơn 1/3 đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên, quy mô sinh viên cùng nhiều công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín. Trên cơ sở này, trường đã trình
Bộ Giáo dụcĐề án thành lập đại học trọng điểm, một lĩnh vực mà lâu nay thuộc về trường công lập.


Hiện nay, cả nước có 19 trường nằm trong danh sách được Nhà nước đầu tư trở thành trường đại học trọng điểm. Đó là những trường đại học công lập như: Đại học Quốc gia Hà Nội, TP.HCM, Đại học vùng ở các khu vực ĐBSCL, miền Trung cùng các trường đại học chuyên ngành sâu. Mỗi trường được đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để hiện đại hóa cơ sở vật chất, nâng tầm giảng viên, phòng thí nghiệm hiện đại.


Do nguồn vốn đầu tư quá lớn trong điều kiện kinh tế khó khăn nên
ngân sách Nhà nướckhó kham nổi. Vì vậy, việc huy động nguồn lực cho loại hình này đang được Trung ương chú trọng. Bộ Giáo dục Đào tạo đang khẩn trương soạn thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục Đại học trong đó điều quan trọng là tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh giữa các trường, không phân biệt công lập hay ngoài công lập.


Trên cơ sở phân tầng xếp hạng các trường với những tiêu chí cụ thể về sinh viên, giảng viên, tỷ lệ tiến sĩ, cơ sở vật chất… hiện nay, suất đầu tư dành cho mỗi sinh viên của Việt Nam thấp nhất nhì khu vực. Do đó, vấn đề huy động các nguồn lực toàn xã hội để tăng suất đầu tư cho sinh viên theo chuẩn quốc tế quan trọng hơn bao giờ hết. Vấn đề đặt ra là cơ chế chính sách, vốn vay cũng như sớm xây dựng các tiêu chí về trường đại học trọng điểm.


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Iraq chính thức đề nghị quân đội Mỹ không kích phiến quân ISIL
Theo AFP, ngày 18/6, Ngoại trưởng Iraq Hoshyar Zebari cho biết nước này đã đề nghị Mỹ tiến hành các cuộc không kích chống lại những phần tử thánh chiến Hồi giáo do các chiến binh Sunni cầm đầu, lực lượng đã chiếm giữ các thành phố then chốt và các khu vực rộng lớn khác của Iraq.
19/06/2014
Cả nước có hơn 99% thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT
Ngày 17-6, thống kê sơ bộ của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) từ 46 đơn vị cho thấy, tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2014 đạt 99,01%, hệ bổ túc THPT đạt 86,97%. Năm 2013, tỷ lệ tốt nghiệp ở hai hệ này lần lượt là 98,97% và 78,08%.
18/06/2014
Thủ tướng Iraq cách chức hàng loạt chỉ huy an ninh cấp cao
Ngày 17/6, Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki đã cách chức hàng loạt chỉ huy cấp cao của lực lượng an ninh nước này sau khi phiến quân triển khai đợt tấn công vào nhiều khu vực trên lãnh thổ Iraq.
18/06/2014
Nga ngưng cung cấp khí đốt cho Ukraine
Tập đoàn năng lượng lớn nhất nước Nga Gazprom đã chính thức tuyên bố ngưng cung cấp khí đốt cho Ukraine bởi quốc gia này không kịp trả nợ như Nga đã giao hẹn.
17/06/2014