Quản lý dạy thêm: Cơ chế nào để phụ huynh vượt qua rào cản?

10:20, 30/10/2012

Sự hợp tác của phụ huynh với các bên liên quan trong quản lý dạy thêm học thêm là giải pháp hữu hiệu để xóa bỏ tình trạng “ép buộc” học sinh. Tuy nhiên, có rất nhiều rào cản khiến các bậc phụ huynh lo lắng và từ chối sự “mạo hiểm”.


Nghìn lý do để từ chối “hợp tác”

Như chúng tôi đã đề cập trong bài viết trước, mặc dù biết trường tiểu học V.Đ ở huyện Thanh Trì (Hà Nội) tổ chức học vào ngày thứ 7 là sai quy định nhưng chị H. cũng chỉ biết âm thầm phản ánh với báo chí. Lý do chị không thể lộ diện công khai trao đổi với nhà trường vì sợ ảnh hưởng đến việc học hành của con.

“Mặc dù nhà trường không ép buộc nhưng lại vận động HS trong lớp đi học vào ngày thứ 7 gần như 100%. Thử hỏi gia đình tôi còn giải pháp nào tốt hơn nếu không cho con đi học?” - chị H. chia sẻ.
 
Mặc dù là ngày thứ 7 nhưng gần như 100% HS trường tiểu học V.Đ đều đến trường.
Mặc dù là ngày thứ 7 nhưng gần như 100% HS trường tiểu học V.Đ ở huyện Thanh Trì (Hà Nội) đều đến trường.

Còn anh K. ở khu tập thể Giảng Võ (Hà Nội) thì tâm sự thêm: “Chúng tôi biết khi trường hay giáo viên làm sai thì phụ huynh có quyền phản ánh với các bên liên quan. Tuy nhiên phản ánh xong rồi thì liệu ai sẽ bảo vệ con em chúng tôi. Thú thật nhiều vụ việc được báo chí nêu ra nhưng cách xử lý của nhà trường cũng như các nhà quản lý mới dừng lại là nhắc nhở và rút kinh nghiệm”.

Từng quyết tâm không cho cháu đến với lớp học thêm, bác N. ở khu tập thể A4 - Hào Nam tâm sự: “Khi học học bậc tiểu học, gia đình tôi quyết không cho cháu đi học thêm vì học chính khóa đã quá vất vả rồi. Mặc dù kết thúc cấp tiểu học cháu vẫn thuộc diện HS giỏi nhưng thú thật có quá nhiều điều đáng để bàn. Cách cư xử của một số giáo viên khiến cháu bị tổn thương, thậm chí là tự ti”.

Minh chứng điều này, bác N. cho hay, không đến với lớp học thêm chẳng may điểm chưa tốt thì cô giáo lại “nói kháy” trước lớp. Chẳng hạn như: “Em A. tưởng mình học giỏi nên không thèm đi học thêm. Tưởng giỏi giang gì chứ…”.

“Ngoài việc gây áp lực cho HS có giáo viên còn phê phán và nhắc nhở phụ huynh ngay trước cuộc họp Hội cha mẹ phụ huynh” - bác N. bộc bạch.
 
Cũng chính vì từng nếm trải "khổ sở" ở bậc tiểu học nên ngay sau khi cháu chuyển lên cấp THCS thì gia đình bác N. đành phải cho cháu đến với lớp học thêm do cô giáo mở.

Khi được đề cập đến việc phản ánh với cơ quan chức năng để chấn chỉnh, bác N. thở dài nói: “Ai có thân thì tự giữ thôi. Đấu tranh làm ảnh hưởng đến con cái thì ai dại đột thực hiện. Thôi thì đành chờ các nhà quản lý vào cuộc làm sáng tỏ còn phụ huynh chúng tôi tốt nhất là nên im lặng”.

Cần những sự dũng cảm

Trong khi đa phần phụ huynh đều lo sợ khi phản ánh những sai phạm của giáo viên trong công tác dạy thêm, học thêm (DTHT) thì vẫn còn đó những người tiên phong làm đến nơi đến chốn. Cách đây khoảng gần 1 năm về trước báo Dân trí nhận được phản ánh của gia đình anh M. ở quận Đống Đa (Hà Nội) về việc không đi học thêm bị cô giáo dạy văn cho điểm kém. Đáng phê phán hơn khi mà những lời phê của cô giáo lúc đó dành cho HS của chính mình giảng dạy được gói gọn trong cụm từ “không hiểu gì”.

“Tôi không muốn phản ánh để đạt mục đích là “kiện” cô giáo ở đây tôi chỉ mong sao chứng minh kiến thức của cháu là không có vấn đề. Quan trọng hơn điểm số này có đúng với những gì cháu thể hiện trên bài làm hay không” - anh M. chia sẻ.

Để làm sáng tỏ việc này, anh M. đã mượn bài làm của những HS đi học thêm với cô để so sánh đối chiếu với bài của con mình. Bên cạnh đó, anh còn nhờ những giáo viên trường khác đánh giá một cách khách quan giữa hai bài làm. Trước sự quyết tâm của anh M., cô giáo dạy văn đành phải thừa nhận sai sót và xin lỗi gia đình. Vụ việc này không được phản ánh lên báo chí bởi thời điểm đó lại trùng đúng vào đúng dịp 20/11. Theo tìm hiểu của chúng tôi, sau sự việc đó cho đến nay, con anh M. vẫn học tập tốt ở trường.

Qua câu chuyện trên cho thấy, nếu phụ huynh quyết tâm và sẵn sàng đối mặt với sai phạm để góp ý với giáo viên thì không khó để chấn chỉnh tình trạng DTHT trái quy định. Tuy nhiên, để tạo một hành lang pháp lý cho phụ huynh thì ngành giáo dục cũng cần phải vào cuộc một cách quyết liệt. Cấp bách hơn cả là nên xây dựng một ngân hàng đề thi kiểm tra đánh giá ở các cấp học để tránh việc đi học thêm thì điểm cao, không đi học thêm thì điểm thấp. Ngoài ra, ngành cũng cần mạnh tay thanh lọc những giáo viên cố tình vi phạm để tạo niềm tin cho phụ huynh và xã hội.

gdtd.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Syria: Đánh bom xe làm hơn 50 người thương vong
Theo AP và AFP, một quan chức giấu tên trong Chính phủ Syria ngày 29/10 cho biết đã xảy ra một vụ đánh bom xe ở khu vực ngoại ô Jaramana của thủ đô Damascus làm 10 người thiệt mạng và 41 người khác bị thương.
30/10/2012
Nigeria: Bạo lực đẫm máu, 155 người thương vong
Theo AFP/THX, ngày 28/10, một kẻ tấn công liều chết đã lái xe bom đâm vào nhà thờ Thánh Theresa ở miền Bắc Nigeria, gây ra những hành động trả đũa dữ dội, trong đó có vụ một nhóm người Cơ đốc giáo thiêu sống một người đàn ông trong một ngày bạo lực đẫm máu khiến ít nhất 10 người thiệt mạng và 145 người bị thương.
29/10/2012
Lào chính thức trở thành thành viên mới của WTO
Theo một thông cáo báo chí từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tại phiên họp ngày 26/10, Đại Hội đồng WTO đã nhất trí để Lào trở thành thành viên mới của tổ chức này. Tuy nhiên, Lào sẽ chỉ trở thành thành viên đầy đủ của WTO sau khi chính phủ nước này phê chuẩn toàn bộ các thủ tục gia nhập.
27/10/2012
Không được ép học sinh mua sách, vở, đồ dùng học tập với giá cao
Thời gian qua, dư luận bất bình trước việc một số trường vùng cao ở Lào Cai khấu trừ tiền Nhà nước hỗ trợ chi phí học tập dành cho học sinh thuộc địa bàn vùng cao, biên giới và các xã đặc biệt khó khăn vào tiền mua sách, vở và đồ dùng học tập với giá cao, không tương xứng chất lượng.
27/10/2012