Những cột mốc trong cuộc đời của ông Gaddafi

07:54, 21/10/2011

Ông Gaddafi đã lanh đạo Libya trong suốt 42 năm trước khi bị lực lượng nổi dậy bắn chết ngày 20/10/2011 ở gần thành phố quê nhà Sirte.


Ông Gaddafi là nhà lãnh đạo không phải ở một nước quân chủ có thời gian tại vị lâu nhất và dài nhất trong thế giới Arập.

7/6/1942: Ông Muammar Gaddafi chào đời tại Sirte trong một gia đình người Arập du cư, thuộc thị tộc Qadhadhfi. Sau đó, ông theo học địa lý tại đại học Benghazi, nhưng rồi rời trường để gia nhập quân ngũ.

1961-66: Theo học tại học viện quân sự Libya ở Benghazi, tham gia một số khóa huấn luyện tại Anh. Trở thành người theo chủ nghĩa dân tộc Arập và đặc biệt bị ảnh hưởng bởi giáo sĩ Ai Cập Gamal Abdel Nasser.

1/9/1969: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ chế độ thân phương Tây của Vua Idris, người thời gian đó đi chưa bệnh tại nước ngoài. Bãi bỏ chế độ quân chủ.

1970: Trục xuất những người Italy khỏi Libya (Libya là thuộc địa cũ của Italy), loại bỏ những ảnh hưởng của phương Tây khỏi đất nước, quay lại sử dụng lịch Arập.

1973: Thành lập ủy ban cách mạng để điều hành đất nước theo từng khu vực.

1975: Phát hành Sách Xanh, tuyên truyền tư tưởng chính trị, phản đối chủ nghĩa tư bản.

1977: Đổi tên nước thành Jamahiriya Ả Rập Libya Nhân Dân Xã hội chủ nghĩa Vĩ đại.

4/1986: Tình báo Libya nổ bom tại một hộp đêm ở Berlin, giết chết 3 người Mỹ, 229 người bị thương. Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ra lệnh không kích Tripoli và Benghazi, giết chết 35 người.

1987: Libyan xung đột với Chad, thiệt hại 1/10 quân số, tiêu tốn 1,5 tỷ USD.

12/1988: Chuyến bay mang số hiệu 103 của hãng hàng không Pan Am bay từ Heathrow tới New York nổ tung trên bầu trời Lockerbie chỉ ba ngày trước Giáng sinh, giết chết 270 người. Tình báo Libya bị quy trách nhiệm trong vụ này.

1999: Gaddafi giao nộp 2 kẻ tình nghi đánh bom cho tòa án Scotland.

2003: Sau khi nhà lãnh đạo Iraq Saddam Hussein bị lật đổ, ông Gaddafi bắt đầu chính sách tiếp cận với phương Tây.

2004: Thủ tướng Anh Tony Blair gặp gỡ ông Gaddafi, Tổng thống Mỹ George Bush nối lại quan hệ ngoại giao với Tripoli.


Ông Gaddafi trong cuộc gặp với Thủ tướng Anh Tony Blair năm 2004 (Nguồn: PA)


2008: Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice gặp gỡ ông Gaddafi ở Tripoli trong chuyến thăm lịch sử tới đất nước này. Ông Gaddafi đồng ý chi 2,7 tỷ USD bồi thường cho gia đình các nạn nhân trong vụ Lockerbie.

2009: Lần đầu tiên tới Mỹ để dự cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York. Trong bài phát biểu kéo dài tới 1 tiếng rưỡi, ông Gaddafi đề nghị các nước phương Tây phải bồi thường 7,7 tỷ USD cho châu Phi vì đã tiến hành những chính sách bóc lột, vơ vét tài nguyên dưới thời thực dân.

2010: Thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Italy.

2/2011:
Người dân Libya ở Benghazi bắt đầu nổi dậy chống lại chế độ đã kéo dài 42 năm của ông Gaddafi.

6/2011
: Tòa án quốc tế ở La Hay ra lệnh bắt giữ ông Gaddafi và con trai Seiff al-Islam với tội danh phạm tội ác chống lại loài người.

8/2011: Tripoli thất thủ, ông Gaddafi chạy khỏi thủ đô.

20/10/2010:
NTC tuyên bố ông Gaddafi đã chết ở gân Sirte. Có tin nói ông đã bị bắn vào đầu sau khi bị bắt sống./.


vietnamplus.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ông Gaddafi bị bắt sống rồi mới bị NTC bắn chết?
Trong khi chi tiết chính xác về cái chết của nhà lãnh đạo bị lật đổ tại Libya ông Muammar Gaddafi đến nay vẫn chưa rõ ràng, kênh truyền hình Arập Al-Jazeera ngày 20/10 đã phát đi hình ảnh cho thấy ông Gaddafi vẫn còn sống khi bị các tay súng NTC bắt giữ và áp giải lên xe, trước khi chính quyền lâm thời Libya thông báo nhà lãnh đạo bị lật đổ này đã bị bắn chết.
21/10/2011
Li-bi: Ngổn ngang thách thức với NTC
Gần hai tháng kể từ khi chiếm được thủ đô Tri-pô-li, lực lượng của Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp (NTC) ở Li-bi hiện đang phải đối mặt với những thách thức niềm tin do chưa kiểm soát được toàn bộ đất nước trong khi đã xuất hiện những nghi ngại về năng lực điều hành.
20/10/2011
Trao quyền kiểm soát không phận Benghazi cho NTC
Một phát ngôn viên NATO ngày 18/10 cho biết liên minh quân sự này đã trao lại không phận trên bầu trời thành phố Benghazi ở miền Đông cho nhà chức trách Libya. Đây cũng chính là thành phố được coi là "thủ đô của phe nổi dậy" chống lại chính quyền cũ của nhà lãnh đạo bị lật đổ Muammar Gaddafi.
19/10/2011
Xy-ri trước nguy cơ xung đột vũ trang toàn diện
Tình hình bạo loạn tại Xy-ri đang tiến gần hơn tới một cuộc xung đột vũ trang toàn diện khi riêng trong ngày 17-10 có tới 41 người bị sát hại, trong đó có nhiều dân thường và binh sĩ chính phủ, trong cuộc đụng độ đẫm máu giữa lực lượng quân đội với những quân nhân đào ngũ.
19/10/2011