Italy chuẩn bị tham gia các cuộc không kích Libya

14:05, 26/04/2011

Theo mạng SunSentinel.com, Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi ngày 25-4 tuyên bố nước này sẽ tham gia các cuộc không kích chiến lược trong sứ mệnh Libya của NATO.


Phát biểu của Thủ tướng Berlusconi được đưa ra ngay sau khi ông có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Văn phòng Thủ tướng Berlusconi trong một tuyên bố cho biết Italy đã quyết định tăng cường hoạt động quân sự của họ ở Libya nhằm đóng góp hơn nữa vào việc bảo vệ dân thường. Tuyên bố nhấn mạnh rằng các cuộc không kích của Italy sẽ chỉ nhằm vào "những mục tiêu quân sự cụ thể."

Cảnh đổ nát tại quận Zwabi, thành phố Misrata của Libya ngày 24/4. (Nguồn: AFP/TTXVN)

 

Ngoài ra, tuyên bố cũng cho hay ông Berlusconi sẽ thảo luận quyết định này của Italy trong cuộc gặp với Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy vào ngày 26-4 tại Rome.

Lâu nay, các máy bay và tàu hải quân Italy chỉ tham gia tiếp liệu và một số hoạt động khác trong sứ mệnh Libya của NATO.

Trong diễn biến liên quan, các nhân chứng cho biết năm vụ nổ lớn đã làm rung chuyển khu vực phía Đông thủ đô Tripoli của Libya trong đêm 25-4, mặc dù họ không thể xác định vị trí chính xác các vụ nổ này.

Trước đó, văn phòng nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi và dinh thự rộng lớn của ông này ở Tripoli đã bị phá hủy trong một cuộc không kích của NATO vào sáng cùng ngày. Người ta nghe thấy những tiếng nổ lớn ở một số quận của Tripoli khi máy bay gầm rú trên bầu trời.

Tuy nhiên, phát ngôn viên Chính phủ Libya Mussa Ibrahim cho biết ông Gaddafi vẫn an toàn và tinh thần đang cao. Ông Gaddafi đang làm việc tại một địa điểm an toàn ở Tripoli.

Theo ông Ibrahim, vụ không kích nói trên của của NATO đã khiến 3 người thiệt mạng và 45 người bị thương, trong đó có 15 người trong tình trạng nguy kịch./.


qdnd

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Biểu tình phản đối xét xử cựu Tổng thống Mubarak
Hàng trăm người ủng hộ cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak ngày 25/4 đã biểu tình tại trung tâm thủ đô Cairo, để yêu cầu không đưa ra xét xử vị cựu tổng thống đang bị tam giam này.
26/04/2011
Tổng thống Y-ê-men chấp nhận từ chức
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Y-ê-men đã xuất hiện lối thoát khi ngày 24-4, Tổng thống Y-ê-men A-li Áp-đu-la Xa-lê (Ali Adbullah Saleh) chấp thuận bản kế hoạch của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), theo đó ông sẽ từ chức trong vòng 30 ngày tới để tránh bị khởi tố.
25/04/2011
Phương Tây ráo riết viện trợ cho lực lượng chống chính phủ Li-bi
Một ngày sau khi Anh tuyên bố sẽ gửi cố vấn quân sự tới Li-bi để hỗ trợ lực lượng chống chính phủ Li-bi, Pháp và I-ta-li-a cũng đã có hành động tương tự. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp, bà C.Pha-ghê (C.Fage) cho biết, một nhóm sĩ quan cùng các đặc phái viên của Pháp sẽ tới Ben-ga-di (Benghazi) để trao đổi thông tin với Hội đồng dân tộc chuyển tiếp (TNC) của lực lượng
22/04/2011
AFRICOM và biến cố Trung Đông-Bắc Phi
Sau sự kiện 11-9-2001, Tổng thống Mỹ khi đó là Bu-sơ đã thay đổi cách tiếp cận đối với khu vực châu Phi, từ chỗ coi “châu Phi không thuộc phạm vi lợi ích chiến lược của Mỹ” sang coi châu Phi là một điểm tựa cho chiến lược toàn cầu của Mỹ. Tháng 2-2007, chính quyền Bu-sơ thành lập Bộ tư lệnh châu Phi (AFRICOM).
22/04/2011