AFRICOM và biến cố Trung Đông-Bắc Phi

07:36, 22/04/2011

Sau sự kiện 11-9-2001, Tổng thống Mỹ khi đó là Bu-sơ đã thay đổi cách tiếp cận đối với khu vực châu Phi, từ chỗ coi “châu Phi không thuộc phạm vi lợi ích chiến lược của Mỹ” sang coi châu Phi là một điểm tựa cho chiến lược toàn cầu của Mỹ. Tháng 2-2007, chính quyền Bu-sơ thành lập Bộ tư lệnh châu Phi (AFRICOM).


Trước khi xảy ra những biến cố Trung Đông - Bắc Phi, chỉ còn 5/54 quốc gia châu Phi, gồm Ê-tơ-ri-a, Li-bi, Bờ Biển Ngà, Xu-đăng và Dim-ba-bu-ê vẫn tránh bị lôi kéo vào các mối quan hệ quân sự song phương với Lầu Năm góc, cùng với các cuộc diễn tập và triển khai quân sự do Mỹ đứng đầu. Tình hình Trung Đông và Bắc Phi có những biến chuyển phức tạp và mau lẹ, giấc mơ xích lại với thế giới Hồi giáo và kiến tạo một nền hòa bình bền vững ở khu vực Trung Đông của Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma (B.Obama) đã trở nên mong manh.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, Mỹ đã sớm có trù tính trước, cố tình che giấu chiến lược của mình, vai trò của AFRICOM cũng còn tiềm ẩn. Không phải ngẫu nhiên mà ngày 9-3-2011, Mỹ đã bổ nhiệm Đại tướng W.Uốt (W.Ward) làm chỉ huy AFRICOM thay Đại tướng C.Ham (C.Ham). Trong bối cảnh nhiều nước châu Phi lâm vào rối ren và "chảo lửa" Li-bi đang bùng phát dữ dội, nhiều người tin rằng, việc thay tướng của Mỹ cũng sẽ đang báo hiệu một bước chuyển linh hoạt trong chiến lược của Mỹ tại khu vực. Với Mỹ, cuộc chiến Li-bi sẽ củng cố vai trò của AFRICOM như là một hoạt động chỉ huy quân sự riêng biệt. Dù có chuyển giao quyền chỉ huy chiến dịch quân sự Li-bi cho NATO nhưng Mỹ vẫn là một đối tác quan trọng trong hoạt động này, NATO vẫn sẽ cung cấp một khuôn khổ cho Mỹ tiếp tục tham gia. Mỹ sẽ không dừng lại chừng nào AFRICOM chưa được định cư tại châu Phi.

Thực tế là, hơn hai năm sau khi trở thành một Bộ tư lệnh độc lập, AFRICOM đã củng cố quan hệ quân sự với quân đội 50 quốc gia châu Phi, bao gồm cả Ma-rốc, nước không phải là thành viên Liên minh châu Phi và nhà nước mới nhất của thế giới, miền Nam Xu-đăng. Thời gian qua, Mỹ cũng đã lợi dụng các tổ chức phi chính phủ tiến hành cải tạo dân chủ cơ sở ở các nước Trung Đông, nỗ lực tìm kiếm nơi đặt Bộ tư lệnh châu Phi, tích cực thúc đẩy việc “chia đôi” Xu-đăng, đẩy mạnh chống khủng bố và cướp biển ở Xô-ma-li…, người ta sẽ không khó để nhận ra rằng: Đằng sau nó là những tính toán chiến lược Đại Trung Đông. Trọng tâm tái bố trí quân sự toàn cầu của Mỹ tập trung vào một vòng cung bất ổn từ vùng Cáp-ca-dơ, Trung và Nam châu Á xuống bán đảo Triều Tiên. Châu Phi được coi như là một điểm tựa để nâng đỡ cho chiến lược toàn cầu của Mỹ. AFRICOM sẽ tạo điều kiện cho Mỹ tiến vào lục địa châu Phi, với việc kiểm soát lục địa Á-Âu và tiến tới kiểm soát toàn bộ thế giới.  

Như vậy, có thể thấy chiến lược Trung Đông của Mỹ "lặng lẽ" tiến vào giai đoạn mới, đã có sự khéo léo về thủ đoạn chiến lược và tính ẩn giấu trong vận hành chiến lược. Phải chăng đây chính là chiến lược “sức mạnh thông minh” mà chính quyền Ô-ba-ma đã và đang theo đuổi?.


qdnd

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Cu-ba: Những cải cách đột phá về tư duy và hành động
Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Cu-ba vừa kết thúc với việc thông qua một loạt những quyết sách quan trọng đánh dấu những bước đột phá cả về tư duy và hành động nhằm thúc đẩy lộ trình cập nhật hóa mô hình kinh tế đất nước. Kết quả nổi bật của Đại hội lần này là thông qua văn kiện “Đường lối chính sách kinh tế và xã hội”, trong đó bao gồm hơn 300 đề xuất cải cách kinh tế
21/04/2011
Chiến dịch can thiệp quân sự vào Li-bi bước sang tháng thứ hai: Tứ bề khốn khó
Liên quân đã đánh dấu trong một tháng bắt đầu chiến dịch “Bình minh Odyssey” bằng các cuộc không kích ác liệt nhằm vào thủ đô Tri-pô-li và thành phố Xơ-tê của Li-bi. Tuy đã oanh tạc không ngừng nghỉ trong thời gian qua, nhưng xem ra chiến dịch can thiệp quân sự của phương Tây đang lâm vào cảnh tứ bề khốn khó khi bước vào tháng thứ hai.
20/04/2011
Bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Cu-ba: Chủ tịch Ra-un Ca-xtơ-rô đã được bầu làm Bí thư Thứ nhất
Ngày 19-4, Đại hội Cộng sản Cu-ba lần thứ VI đã bế mạc tại Cung Hội nghị ở thủ đô La Ha-ba-na, với sự có mặt của Lãnh tụ Cu-ba Phi-đen Ca-xtơ-rô (Fidel Castro) và Chủ tịch Ra-un Ca-xtơ-rô (Raul Castro).
20/04/2011
Ông Raul Castro đã được bầu làm Bí thư Thứ nhất
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, ngày 19/4, Đại hội Cộng sản Cuba lần thứ VI đã bế mạc tại Cung Hội nghị ở thủ đô La Habana, với sự có mặt của Lãnh tụ Cuba Fidel Castro và Chủ tịch Raul Castro.
20/04/2011