Tổng thống Moammar Gadhafi đang bị cô lập

08:40, 25/02/2011
Sau hai Bộ trưởng này, một số thành viên khác trong nội các cũng đang chuẩn bị từ chức để phản đối động thái của Tổng thống Moammar Gadhafi.

Sau cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) tại New York (Mỹ) hôm 22/2, tình hình ở Libya vẫn chưa mấy biến chuyển, thậm chí còn có nguy cơ nội chiến cao hơn. Đến ngày 23/2, không chỉ các nhà ngoại giao Libya tại LHQ mà nhiều nhà ngoại giao đang làm việc ở nước ngoài cũng đã tuyên bố cắt đứt quan hệ với chính quyền Tổng thống Moammar Gadhafi để phản đối việc đàn áp người biểu tình.

Ngay tại thủ đô Tripoli, Bộ trưởng Nội vụ Abdul Fattah Younis đã tuyên bố từ chức sau khi nghe tin về việc hơn 300 người biểu tình đã thiệt mạng tại Benghazi, thành phố lớn thứ 2 của Libya. Ngay lập tức, ông này đã xuất hiện trên kênh truyền hình CNN, cáo buộc Tổng thống lên kế hoạch đàn áp dân thường và cảnh báo nguy cơ lan rộng bạo lực trong cả nước.

Chiều 23/2, có thông tin từ một số tờ báo Libya cho hay, một nhóm người đã bắt cóc Bộ trưởng Abdul Fattah Younis khi ông này tới Benghazi tham gia cùng đoàn người biểu tình. Tờ Quryna còn cho biết, Bộ trưởng Tư pháp Mustafa Abdul Jalil cũng tuyên bố từ chức để phản đối việc quân đội sử dụng súng hạng nặng trấn áp người biểu tình.

Sau hai Bộ trưởng này, một số thành viên khác trong nội các cũng đang chuẩn bị từ chức để phản đối động thái của Tổng thống Moammar Gadhafi.

Tại phiên họp gồm đại diện của 22 thành viên ở thủ đô Cairo của Ai Cập hôm 22/2, Liên đoàn Arab cũng đã ra lệnh cấm đại diện Libya tham dự các cuộc họp của khối cho đến khi nước này ngừng đàn áp người biểu tình. Liên đoàn Arab đã lên án hành động này vi phạm nhân quyền và luật pháp quốc tế. Peru đã trở thành quốc gia đầu tiên ngừng mọi quan hệ ngoại giao với Libya trong khi Trung Quốc điều máy bay, tàu chiến, tàu đánh cá tới giúp sơ tán hơn 30.000 công dân nước này.

Biểu tình chống chính phủ ở Libya vẫn tiếp diễn với cường độ mạnh hơn. Ảnh: AFP.

Theo thống kê của tổ chức Human Right Watch, số người biểu tình thiệt mạng ở Libya đã lên tới con số hơn 300 người. Tờ Times của Anh thậm chí còn cho công bố những bằng chứng về việc người biểu tình bị đàn áp bằng súng máy và những vũ khí hạng nặng. Tờ báo này còn cử một nhóm phóng viên đến gặp gỡ những người biểu tình bị thương đang được chữa trị tại một bệnh viện ở Libya . Đối mặt với nhiều áp lực như vậy, nhưng đến nay, Tổng thống Moammar Gadhafi vẫn tuyên bố không rời đất nước và sẵn sàng chết như một "người tử vì đạo".

Trong bài phát biểu dài hơn 1 tiếng trên truyền hình quốc gia, ông Moammar Gadhafi cũng thừa nhận chính phủ đã mất kiểm soát khu vực phía Đông. Một điểm cũng khiến cả thế giới lo ngại là sau hai cuộc chính biến ở Tunisia và Ai Cập, nay lại đến khủng hoảng ở Libya, giá dầu trên thế giới đã tăng đột ngột và đạt tới mức 108 USD/thùng trên thị trường London.

Nhiều nhà phân tích lo ngại, tình hình cung cấp dầu từ Trung Đông và Bắc Phi có thể bị gián đoạn do những ảnh hưởng từ khủng hoảng chính trị và điều này sẽ tạo nên hậu quả xấu cho sự phát triển của kinh tế thế giới


cand.com.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kiểm tra phong trào thi đua "Xây dựng THTT-HSTC" trong tháng 3
Bộ GD&ĐT cho biết sẽ kiểm tra phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” tại địa phương từ ngày 08-31/3/2011.
24/02/2011
Nhiều công dân nước ngoài rời Li-bi
Tình hình ở Li-bi vẫn tiếp tục căng thẳng sau tuyên bố không từ chức và sẽ không rời khỏi đất nước của nhà lãnh đạo Mô-a-mơ Ca-đa-phi (Muammar Gaddafi). Trước đó, trong bài phát biểu trên truyền hình tối 22-2 (giờ địa phương) dài hơn một giờ, ông Ca-đa-phi cáo buộc những người biểu tình chống chính phủ đã gây bất ổn và kêu gọi người dân xuống đường vào ngày 23-2 để bày tỏ sự
24/02/2011
ASEAN thảo luận về xung đột trên biên giới Cam-pu-chia - Thái Lan
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không chính thức đã được tổ chức vào ngày 22-2 tại Gia-các-ta, In-đô-nê-xi-a, nước Chủ tịch đương nhiệm của ASEAN, để thảo luận về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có các vụ xung đột biên giới gần đây giữa Cam-pu-chia và Thái Lan. Thừa ủy quyền của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Trợ lý Bộ trưởng
23/02/2011
Ngành truyền thống: Dồi dào việc làm nhưng ít thí sinh thi
Hiện nay, nhiều thí sinh chọn vào học ngành được gọi là “nóng” như kinh tế, ngân hàng, tài chính… mà lãng quên ngành truyền thống Nông - Lâm - Ngư, trong khi đó ngành này đang rất hiếm nhân lực.
22/02/2011