Vì sao Mỹ nhất nhất bám trụ ở Afghanistan?
Tốn tiền tốn của, mất rất nhiều sức lực ở Afghanistan nhưng Mỹ quyết không rời nước này vì muốn biến đây thành căn cứ, đe dọa cả ba cường quốc thế giới là Nga, Trung Quốc lẫn Ấn Độ; cũng như kiểm soát
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anders Fogh Rasmussen vừa khẳng định quan hệ đối tác lâu dài của NATO với Afghanistan vẫn sẽ kéo dài sau khi rút quân khỏi đây năm 2014. Còn Đại sứ Mỹ tại Afghanistan là Karl Eikenberry cũng khẳng định, quân đội Mỹ sẽ tiếp tục có mặt tại Afghanistan sau năm 2014 và mọi kế hoạch rút quân sẽ dựa trên các điều kiện thực tế.
Mỹ và NATO ở Afghanistan năm thứ 10 và đây trở thành cuộc chiến dài nhất trong lịch sử Mỹ, NATO. |
Những tuyên bố trên chứng tỏ Mỹ và NATO quyết tâm duy trì sự hiện diện tại quốc gia châu Á gần Nga, Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Iran… Kiến giải nguyên nhân của hành động này, theo nhà phân tích M. K. Bhadrakumar, Mỹ, NATO đang tìm kiếm vai trò chính trị - quân sự ở quy mô toàn cầu.
Và dù NATO đang là liên minh quân sự và chính trị hùng mạnh nhất trên thế giới, họ vẫn muốn mở rộng nó ra hơn nữa và giờ chính là châu Á Sự mở rộng này lớn tới mức trong tương lai, có thể Mỹ sẽ triển khai cả hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ tại Afghanistan.
Về hình thức thì lá chắn này là phòng ngừa các quốc gia “ngang bướng” (theo cách nhìn của Mỹ). Tuy nhiên, ở tầm nhìn xa hơn, mục tiêu của nó chính là khống chế Nga từ phía Nam, Trung Quốc từ phía Tây, Ấn Độ từ phía Bắc… Và ở mức độ xa hơn nữa, Afghanistan sẽ được biến thành quân cờ nằm giữa lục địa quan trọng nhất thế giới là Á - Âu với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú của Trung Á.
Do đó, dù Afghanistan bào mòn sức mạnh của Mỹ thế nào thì đây vẫn là lần đầu tư hứa hẹn nhiều lợi nhuận, bất chấp có rất nhiều rủi ro, chi phí tốn kém.
Ý kiến bạn đọc