Phát hiện cơ chế hệ miễn dịch có thể nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư

11:10, 30/11/2023

Nghiên cứu đã phát hiện tế bào miễn dịch vẫn có thể chống lại tế bào ung thư ngay cả khi tế bào ung thư thiếu một loại protein quan trọng mà hệ miễn dịch dựa vào đó để theo dõi tế bào ung thư.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Los Angeles (Mỹ) vừa phát hiện ra những mấu chốt mới về cách thức mà hệ miễn dịch có thể nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Phát hiện này giúp hé mở những liệu pháp mới để điều trị các bệnh ung thư xâm lấn (còn gọi là ung thư di căn).

Nhóm các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Toàn diện Jonsson thuộc Đại học California đã công bố thông tin trên vào ngày 28/11.

Trong thông cáo, nhóm nghiên cứu cho biết đã phát hiện một số tế bào miễn dịch vẫn có thể chống lại tế bào ung thư ngay cả khi các tế bào ung thư thiếu một loại protein quan trọng mà hệ miễn dịch dựa vào đó để theo dõi các tế bào ung thư.

Khi tế bào ung thư không chứa phân tử protein có tên là B2M, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt một phản ứng thay thế với sự tham gia của tế bào T hỗ trợ (hay còn gọi là tế bào CD4+) và tế bào tiêu diệt tự nhiên (Natural killer cell) hay còn gọi là tế bào NK.

Các nghiên cứu thử nghiệm trên cả động vật và sinh thiết khối u ở bệnh nhân đều cho kết quả như vậy.

Theo các nhà nghiên cứu, những phát hiện này cho thấy một cơ chế phòng thủ thay thế của hệ miễn dịch, có khả năng nhận biết và tấn công các tế bào ung thư.

CD4 là một tế bào rất quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể, nó giúp cơ thể nhận biết các kháng nguyên lạ, điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân nguy hại như vi khuẩn và virus.

Trong khi đó, tế bào NK là một bạch huyết bào trong hệ miễn dịch tự nhiên, có khả năng phản ứng nhanh với các tế bào nhiễm virus và tế bào dị biệt bao gồm các tế bào có khả năng hình thành ung thư.

Chức năng của chúng là nhận biết và tiêu diệt các tế bào nhiễm virus kể cả các tế bào mới sinh ra.

Theo Nhân Dân Điện tử


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Nhật

Đối với Việt Nam, Nhật Bản không chỉ là Đối tác Chiến lược Toàn diện quan trọng hàng đầu và lâu dài, mà còn là những người bạn đồng hành chân thành, tin cậy.

29/11/2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân tới Ankara, bắt đầu chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ

Tối 28/11 (giờ địa phương, tức khoảng 1 giờ 30 phút sáng 29/11 giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Esenboga ở Thủ đô Ankara, bắt đầu chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ theo lời mời của Chính phủ Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.

29/11/2023
Mở ra thời kỳ phát triển mới, mạnh mẽ và sâu rộng hơn trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, ngày 27/11, tại Phủ Thủ tướng Nhật Bản, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân đã dự lễ đón chính thức, hội đàm, phát biểu báo chí chung và dự chiêu đãi trọng thể của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Phu nhân.

28/11/2023
Kéo dài ngừng bắn ở Gaza thêm 2 ngày

Bộ Ngoại giao Qatar ngày 27/11 cho biết lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza giữa Israel và Hamas đã được gia hạn thêm 2 ngày. Phong trào Hamas cùng ngày thông báo đã nhất trí với Qatar và Ai Cập về việc gia hạn lệnh ngừng bắn với Israel thêm 2 ngày với các điều kiện tương tự như lệnh ngừng bắn 4 ngày trước đó.

28/11/2023