Tổn thất kinh tế mà thế giới có thể phải hứng chịu từ xung đột Trung Đông

11:17, 16/10/2023

Trong kịch bản xấu nhất, thế giới sẽ rơi vào suy thoái và thiệt hại 1.000 tỷ USD.

Theo hãng tin Bloomberg Economics, nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái với giá dầu tăng vọt nếu Iran tham gia vào cuộc xung đột Israel-Palestine.

Các nhà phân tích đang xem xét tác động đến tăng trưởng và lạm phát toàn cầu theo ba kịch bản có thể xảy ra: xung đột phần lớn chỉ giới hạn ở Israel và các vùng lãnh thổ của Palestine; xung đột lan sang Lebanon và Syria; và cuối cùng là sự đối đầu trực tiếp giữa Israel và Iran.

Người dân di dời khỏi thành phố Gaza nhằm tránh xung đột giữa quân đội Israel và phong trào Hamas, ngày 13/10/2023.
Người dân di dời khỏi thành phố Gaza nhằm tránh xung đột giữa quân đội Israel và phong trào Hamas, ngày 13/10/2023.

Các nhà phân tích cho biết trong khi cả ba kịch bản đều có khả năng khiến giá dầu tăng vọt, lạm phát cao hơn và tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm hơn thì một cuộc chiến toàn diện giữa Iran và Israel sẽ gây ra thiệt hại nặng nề nhất.

“Xung đột càng lan rộng thì tác động của nó càng mang tính toàn cầu hơn là khu vực. Xung đột ở Trung Đông có thể gây chấn động khắp thế giới vì khu vực này là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng và là tuyến đường vận tải quan trọng”, giới phân tích viết trong bài đăng ngày 15/10.

Trong trường hợp xấu nhất, giá dầu có thể tăng vọt lên 150 USD/thùng. Lạm phát toàn cầu có thể sẽ tăng lên 6,7% so với dự báo hiện tại của Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong năm 2024 là 5,8%. Tăng trưởng toàn cầu năm tới có thể sẽ giảm 1% so với dự báo hiện tại, xuống còn 1,7%. Đây sẽ là con số tồi tệ nhất kể từ năm 1982. Xét về mặt tiền tệ, nền kinh tế toàn cầu sẽ thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD.

“Năng lực sản xuất dự phòng ở Saudi Arab và UAE có thể không cứu vãn được tình thế nếu Iran quyết định đóng cửa eo biển Hormuz, nơi 1/5 nguồn cung dầu hàng ngày của thế giới đi qua”, các nhà phân tích cảnh báo sẽ có sự chuyển dịch né tránh rủi ro cực đoan hơn trên thị trường tài chính.

Các nhà phân tích khẳng định ảnh hưởng sẽ nhanh chóng lan rộng trong bối cảnh nhiều quốc gia vẫn đang phải chống chọi với lạm phát do các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine, vốn đã định hướng lại thương mại toàn cầu bao gồm cả các dòng lưu thông dầu và khí đốt. Các nhà phân tích cảnh báo một cuộc chiến khác tại khu vực sản xuất năng lượng có thể đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái.

Tuy nhiên, các nhà phân tích của Bloomberg cũng lưu ý một cuộc xung đột trực tiếp giữa Iran và Israel vẫn là “kịch bản ít có khả năng xảy ra với xác suất thấp”.

Giao tranh ác liệt trong tháng này giữa nhóm chiến binh Palestine - lực lượng kiểm soát Gaza và Lực lượng Phòng vệ Israel đã khiến giá dầu toàn cầu tăng vọt. Giá dầu thô Brent quốc tế giao tháng 12 đóng cửa ở mức 90,8 USD/thùng vào ngày 12/10, tăng từ khoảng 84 USD/thùng một tuần trước đó.

Theo Thông tấn xã Việt Nam


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Triển lãm 'Một ngày ở Việt Nam' tại Pháp hun đúc tình hữu nghị song phương
Nằm trong chuỗi hoạt động thường kỳ của Hội Hữu nghị Pháp - Việt, ngày 14/10, Hội Hữu nghị Pháp - Việt vùng Eure-et-Loir đã tổ chức buổi triển lãm “Một ngày ở Việt Nam” tại Voves, thành phố thuộc vùng Eure-et-Loir, cách Paris 100 km về phía Nam. Đây là buổi triển lãm “Một ngày ở Việt Nam” lần thứ 4 được tổ chức.
16/10/2023
Dự án có tính biểu tượng hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga
Ngày 13/10, tại quận Volokolamsk thuộc tỉnh Moskva đã diễn ra lễ khánh thành giai đoạn 1 trang trại bò vắt sữa quy mô lớn thuộc Dự án tổ hợp chăn nuôi và chế biến sữa công nghệ cao của Tập đoàn TH tại Liên bang Nga.
15/10/2023
Việt Nam đóng góp thiết thực tại khóa họp lần thứ 54 của Hội đồng Nhân quyền
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, khóa họp lần thứ 54 Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc đã kết thúc ngày 13/10, khép lại 3 khóa họp thường kỳ và nhiều hoạt động của cơ quan này trong năm 2023, trong đó đánh dấu sự tham gia tích cực và những đóng góp thiết thực của Việt Nam như chủ trì một số sáng kiến và tham gia đồng bảo trợ nhiều sáng kiến, trong đó có một số phát biểu chung của ASEAN.
15/10/2023
Việt Nam-Liên bang Nga tiến bước dài trên chặng đường hợp tác
Tiếp nối chặng đường hợp tác thành công rực rỡ trong hơn 70 năm qua, mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga ngày càng phát triển mạnh mẽ, xứng đáng với truyền thống hữu nghị giữa hai dân tộc. Mối quan hệ tốt đẹp ấy không chỉ được thắt chặt bởi hoạt động hợp tác song phương hiệu quả về chính trị, kinh tế... mà còn từ sự đồng điệu trong tâm hồn của nhân dân hai nước.
14/10/2023