Khai mạc Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2023

17:15, 30/03/2023

Năm nay là lần đầu tiên kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, hội nghị Diễn đàn châu Á Bác Ngao khôi phục đầy đủ các cuộc họp trực tiếp, với sự tham dự của khoảng 2.000 đại biểu.

Một phiên thảo luận tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2023.
Một phiên thảo luận tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2023.

Sáng 30/3, Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) năm 2023 đã khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Bác Ngao, tỉnh Hải Nam (miền Nam Trung Quốc).

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cùng các quan chức chính phủ, học giả từ nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới đã tham dự buổi lễ.

Hội nghị BFA năm nay đánh dấu lần đầu tiên Thủ tướng Lý Cường tham dự sự kiện này trên cương vị người đứng đầu Chính phủ Trung Quốc.

Mặc dù khai mạc vào ngày 30/3, nhưng một loạt cuộc hội thảo nhóm trong khuôn khổ Hội nghị BFA 2023 đã được tổ chức từ ngày 28/3.

Sự kiện năm nay diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28-31/3, với chủ đề “Một thế giới không chắc chắn: Đoàn kết và hợp tác để phát triển giữa những thách thức.”

Năm nay là lần đầu tiên kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, hội nghị khôi phục đầy đủ các cuộc họp trực tiếp, với sự tham dự của khoảng 2.000 đại biểu từ các chính phủ, doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu và truyền thông từ hơn 50 quốc gia và khu vực trên thế giới.

Các đại biểu năm nay tập trung thảo luận sâu về chủ đề của hội nghị và 4 module cấu thành chủ đề hội nghị, bao gồm “Phát triển và Toàn diện,” “Hiệu quả và An ninh,” “Khu vực và Toàn cầu” cùng “Hiện tại và Tương lai,” tìm kiếm các con đường phát triển trong thời kỳ hậu COVID-19 và tăng cường hợp tác trong cộng đồng quốc tế.

Theo lời mời của diễn đàn, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Anwar Ibrahim, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, Thủ tướng Côte d'Ivoire Patrick Achi và Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cũng tham dự hội nghị thường niên BFA.

Trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu đã kêu gọi đoàn kết và hợp tác đồng thời nỗ lực nhiều hơn vì một thế giới đang đầy bất ổn sau đại dịch COVID-19.

Các chuyên gia và quan chức khu vực cũng kêu gọi nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, điều mà họ cho là rất quan trọng đối với châu Á cũng như hòa bình và sự thịnh vượng toàn cầu trong bối cảnh thế giới có nhiều căng thẳng và bất ổn hiện nay./.

Theo TTXVN/Vietnam+


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tổ chức Y tế Thế giới thông tin về tình hình dịch Marburg
Theo Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, số ca bệnh Marburg - một dạng bệnh sốt xuất huyết - được báo cáo chính thức tại Guinea Xích đạo, hiện vẫn là 9 ca, với 7 ca tử vong tại 3 tỉnh.
30/03/2023
Hội nghị về Nước năm 2023 của Liên hợp quốc: Bảo vệ lợi ích chung toàn cầu
Hội nghị về Nước năm 2023 của Liên hợp quốc bế mạc cuối tuần qua sau khi thông qua một kế hoạch hành động “cột mốc” với gần 700 cam kết nhằm bảo vệ “lợi ích chung toàn cầu quý giá nhất của nhân loại”. Sự kiện được đánh giá là cơ hội để tăng cường hợp tác quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề về nước và tránh một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra.
27/03/2023
Chuyến thăm Liên bang Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện
Từ ngày 20 đến 22-3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thực hiện chuyến thăm Liên bang Nga để tăng cường hợp tác song phương và thắt chặt mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
23/03/2023
Dân số Canada tăng kỷ lục
Dân số của Canada đã tăng hơn một triệu người trong năm 2022, mức cao nhất kể từ thời kỳ hậu Thế chiến II, CNN đưa tin.
23/03/2023