Tuyến đường ngắn nhất giữa Thái Lan và Việt Nam đã hoàn thành 60%

10:33, 30/01/2023

Cây cầu hữu nghị Thái-Lào thứ 5 nối giữa tỉnh Bueng Kan (cực Đông Bắc Thái Lan) với tỉnh Bolikhămxay (Lào) đã hoàn thành 60% với tiến độ nhanh hơn kế hoạch.

Phóng viên TTXVN tại Bangkok dẫn nguồn tin từ Chính phủ Thái Lan cho biết, cây cầu hữu nghị thứ 5 giữa Thái Lan và Lào sẽ được khánh thành vào đầu năm tới.

Phối cảnh cây cầu hữu nghị thứ 5 giữa Thái Lan và Lào. (Nguồn: nationthailand.com)
Phối cảnh cây cầu hữu nghị thứ 5 giữa Thái Lan và Lào. (Nguồn: nationthailand.com)

Công trình này không những giúp phát triển kinh tế giữa địa phương của 2 nước Thái Lan và Lào mà còn được kỳ vọng thúc đẩy thương mại trong Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) bao gồm cả Việt Nam, Campuchia, Myanmar và các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc.

Cây cầu hữu nghị Thái-Lào thứ 5 được xây dựng theo cấu trúc dây văng, nối giữa tỉnh Bueng Kan (cực Đông Bắc Thái Lan) với tỉnh Bolikhămxay (Lào).

Dự án được bắt đầu từ năm 2020 với chi phí xây dựng là 3,6 tỷ baht, trong đó 2,5 tỷ baht đến từ Thái Lan và phần còn lại từ Lào.

Theo Phó phát ngôn viên Chính phủ Thái Lan Tipanan Sirichana, việc xây dựng đã hoàn thành 60% với tiến độ nhanh hơn kế hoạch.

Phần giữa của cây cầu, mảnh ghép cuối cùng của công trình, dự kiến sẽ được hoàn thành vào giữa năm nay và cây cầu sẽ được thông xe vào đầu năm tới.

Bà Tipanan cho biết cây cầu được đưa vào sử dụng sẽ thúc đẩy giao lưu biên giới và biến tỉnh Bueng Kan thành một trung tâm thương mại trong khu vực.

Không chỉ thế, cây cầu cũng sẽ góp phần thúc đẩy thương mại trong GMS, thúc đẩy nhập khẩu giữa Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia, Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Yunan) của Trung Quốc.

Đáng chú ý, bà Tipanan cho biết cây cầu sẽ giúp giao thông thuận lợi hơn cho quãng đường 150km từ Thái Lan qua Lào tới Việt Nam. Đây là con đường vận chuyển ngắn nhất từ Thái Lan về Việt Nam.

Hiện giữa Thái Lan và Lào đã có 4 cầu hữu nghị bắc qua sông Mekong, thuộc các tuyến đường Nong Khai-Vientiane, Mukdahan-Savannakhet, Nakhon Phanom-Khammouane và Chiang Khong-Huay Xai./.

Theo TTXVN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Châu Á hứng chịu đợt lạnh kỷ lục: Chủ động phòng ngừa và ứng phó
Trong bối cảnh hàng triệu người dân trên khắp châu Á, đặc biệt là Đông Á, đang phải “đối đầu” với một đợt lạnh giá nghiêm trọng, các chuyên gia khí hậu cảnh báo, nhiệt độ cực thấp sẽ trở thành “bình thường mới”. Giờ chính là lúc các quốc gia cần sớm có những giải pháp phòng ngừa và ứng phó...
28/01/2023
Củng cố sức mạnh đoàn kết

Hội nghị cấp cao Tổ chức các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC) lần thứ 7 ra Tuyên bố Buenos Aires gồm 111 điểm, trong đó nhấn mạnh mục tiêu củng cố sức mạnh đoàn kết. Tìm giải pháp thoát khỏi các cuộc khủng hoảng kinh tế, khí hậu, thúc đẩy hội nhập cũng là những mối quan tâm chung của các nhà lãnh đạo hàng đầu khu vực.


28/01/2023
WHO ra lời kêu gọi khẩn cấp liên quan đến siro ho gây nguy hiểm cho trẻ em

Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngày 25-1 đã ra tuyên bố kêu gọi các quốc gia khẩn trương xử lý và loại bỏ các loại dược phẩm không đạt tiêu chuẩn. Động thái trên được đưa ra sau khi thế giới ghi nhận hơn 300 trẻ nhỏ tử vong tại nhiều quốc gia do sử dụng các loại siro ho.


27/01/2023
Nhiều nước châu Á hứng chịu đợt lạnh kỷ lục
Cơ quan Khí tượng quốc gia Hàn Quốc (KMA) đã đưa ra các cảnh báo về đợt lạnh nhất trong năm đối với hầu hết các vùng trên toàn quốc. Theo KMA, mặc dù nhiệt độ ở Seoul sáng 24/1 ghi nhận ở mức âm 180C, song do có gió to cho nên độ lạnh cảm nhận trên thực tế lên tới âm 280C. Thời tiết giá rét ở đảo Jeju và vùng Honam sẽ tiếp tục kéo dài trong suốt tuần này.
25/01/2023