Việt Nam sẵn sàng đóng góp cho hoạt động cứu trợ nhân đạo tại Ukraine

13:54, 24/03/2022

Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ khẳng định Việt Nam sẵn sàng đóng góp cho hoạt động cứu trợ nhân đạo của LHQ đối với Ukraine trong khả năng cho phép.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang phát biểu tại phiên họp ĐHĐ LHQ về Ukraine.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang phát biểu tại phiên họp ĐHĐ LHQ về Ukraine.

Trong hai ngày 23 và 24/03 (theo giờ New York), Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (ĐHĐ LHQ) tiếp tục tổ chức Phiên họp khẩn cấp lần thứ 11 để thảo luận về tình hình Ukraine, tập trung vào tình hình nhân đạo. Tham dự và phát biểu gồm Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ, thay mặt cho Chủ tịch Đại hội đồng LHQ và đại diện hơn 60 nước, tổ chức khu vực.

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ tái khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Chia sẻ quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế về tình hình nhân đạo do chiến sự gây ra tại Ukraine, Đại sứ nhấn mạnh ưu tiên cấp bách hàng đầu hiện nay cần tập trung vào việc dừng chiến sự, bảo vệ thường dân và cơ sở hạ tầng dân sự thiết yếu, triển khai các hoạt động nhân đạo và sơ tán công dân.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang phát biểu tại phiên họp ĐHĐ LHQ về Ukraine.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang phát biểu tại phiên họp ĐHĐ LHQ về Ukraine.

Đại sứ đồng thời khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam đối với nỗ lực nhân đạo của Tổng Thư ký, các cơ quan LHQ, các nước trong khu vực và đối tác quốc tế, và Việt Nam sẵn sàng đóng góp cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo của LHQ đối với Ukraine trong điều kiện và khả năng cho phép.

Đại sứ nhấn mạnh đối thoại, đàm phán giữa các bên liên quan cần được triển khai để tìm giải pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ và tính đến lợi ích, quan tâm của các bên liên quan.

Theo vtc.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Trung Quốc đã bắt đầu chấp nhận “zero COVID” không hiệu quả
Bắc Kinh thay đổi chiến lược phòng chống dịch COVID-19 theo hướng cởi mở khi việc siết quá taygây hệ lụy kinh tế - xã hội tiêu cực.
24/03/2022
EU với tham vọng chiến lược về an ninh, quốc phòng
Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua định hướng chiến lược về an ninh, quốc phòng mới, trong đó nổi bật là kế hoạch lập quân đội riêng và tăng chi tiêu quân sự. Với những bước đi nhiều tham vọng ngay trong thập niên này, định hướng mới được kỳ vọng giúp nâng cao năng lực và quyền tự chủ chiến lược của “liên minh cờ xanh” trong bối cảnh quốc tế phức tạp.
23/03/2022
Y tế toàn cầu với "gánh nặng" hậu Covid-19
Dù làn sóng lây nhiễm mới dần hạ nhiệt, nhưng hệ thống chăm sóc y tế cơ bản ở nhiều nước vẫn đối mặt với khó khăn sau hàng loạt tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 trong suốt hơn 2 năm qua. Thực tế này đòi hỏi các quốc gia cần có những hỗ trợ và điều chỉnh kịp thời.
22/03/2022
Trung Quốc phong tỏa thành phố Cát Lâm do dịch COVID-19 lây lan
Thành phố Cát Lâm với 4,5 triệu dân sẽ được phong tỏa trong 3 ngày từ đêm 20/3 sau khi Trung Quốc ghi nhận hơn 4.000 ca mắc mới trong ngày 20/3, trong đó 2/3 là ở tỉnh Cát Lâm.
21/03/2022