Quốc hội Mỹ thông qua gói cứu trợ 900 tỷ USD sau nhiều tháng bế tắc

09:22, 21/12/2020

Quốc hội Mỹ hôm 20/12 đạt thỏa thuận về gói cứu trợ COVID-19 trị giá USD sau nhiều lần đàm phán bất thành.

Quốc hội Mỹ đạt thỏa thuận về gói cứu trợ COVID-19 sau nhiều tháng đàm phán. (Ảnh: AP)
Quốc hội Mỹ đạt thỏa thuận về gói cứu trợ COVID-19 sau nhiều tháng đàm phán. (Ảnh: AP)

"Cuối cùng, chúng tôi đã có được bước đột phá lưỡng đảng mà đất nước cần", Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell nói.

Đây được xem là nỗ lực nhằm thúc đẩy hệ thống chăm sóc sức khỏe quá tải và nền kinh tế đang chịu tổn thương nặng nề vì dịch ở Mỹ.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Chuck Schumer nhấn mạnh gói cứu trợ cung cấp các khoản tiền khẩn cấp cần thiết để cứu nhiều mạng sống và sinh kế của người dân Mỹ khi dịch bệnh bùng phát mạnh.

Họ cam kết sẽ sớm thúc đẩy các gói hỗ trợ nhiều hơn sau khi Tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức vào ngày 20/1.

Các nhà lập pháp Mỹ chưa thông qua thêm bất cứ gói cứu trợ COVID-19 nào kể từ mùa xuân sau khi Quốc hội phê chuẩn gói hỗ trợ kinh tế trị giá hơn 3.000 tỷ USD khi các cuộc đàm phán giữa Nhà Trắng và các nghị sỹ Dân chủ luôn lâm vào bế tắc.

"Người dân Mỹ có rất nhiều điều để ăn mừng. Nhưng tất nhiên, thỏa thuận mà chúng tôi đạt được còn lâu mới hoàn hảo", ông Schumer cho biết.

Kế hoạch cứu trợ mới bao gồm các khoản thanh toán trực tiếp trị giá 600 USD cho mỗi người Mỹ. 284 tỷ USD sẽ dành để hỗ trợ Chương trình Bảo vệ Tiền lương mới cho các doanh nghiệp nhỏ. Nó cũng bổ sung 300 tỷ USD vào các khoản trợ cấp thất nghiệp liên bang. Ngoài ra, 30 tỷ USD sẽ được dùng để “mua sắm và phân phối” vaccine.

Đảng Dân chủ cho biết gói cứu trợ mới sẽ cung cấp 25 tỷ USD để hỗ trợ việc thuê nhà đất, 82 tỷ USD cho các trường cao đẳng và đại học

Dự luật cần được Hạ viện do đảng Dân chủ lãnh đạo thông qua trước khi trình lên Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát. Sau khi được thông qua ở lưỡng viện, dự luật sẽ được Tổng thống Trump ký thành luật.

Tuy nhiên, hiện chưa rõ các biện pháp hỗ trợ này kéo dài trong bao lâu.

Theo vtc.v


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Biểu tình rầm rộ bùng nổ thành bạo lực ở Pháp

Hàng nghìn người đã đổ ra các đường phố trên khắp nước Pháp để tuần hành phản đối cách đối xử thô bạo của cảnh sát và một dự luật cấm quay phim, chụp ảnh lực lượng an ninh trong các hoàn cảnh nhất định. Theo báo RT, biểu tình nổ ra ở hơn 70 thành phố khắp nước Pháp hôm 28/11. Các nhà tổ chức tuyên bố đã có hơn nửa triệu người tham gia, trong khi chính quyền ước tính con số này chỉ vào khoảng 150.000 người.

29/11/2020
Cứ 40 giây lại có một người tử vong do Covid-19 tại Mỹ

Ngày 24/11, lần đầu tiên kể từ tháng 5, số người chết do Covid-19 ở Mỹ vượt qua 2.000 người trong 24 giờ, tức là cứ 40 giây lại có một người tử vong do dịch bệnh. Theo Reuters, cùng với số người chết tăng cao, các bệnh viện trên toàn nước Mỹ đã chật kín bệnh nhân, điều này cho thấy khả năng số người tử vong do Covid-19 sẽ tiếp tục tăng khi đại dịch phủ bóng lên kỳ nghỉ lễ.

26/11/2020
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tiêm vaccine COVID-19

Sự kiện này đã được truyền hình trực tiếp nhằm thuyết phục người dân Mỹ rằng vaccine ngừa COVID-19 an toàn. Ngày 18/12 (theo giờ địa phương), Phó Tổng Thống Mike Pence và phu nhân, cùng Tổng Y sĩ Mỹ Jerome Adams, đã tiêm vaccine COVID-19 tại Nhà Trắng.

19/12/2020
FAO khởi động Năm Quốc tế về rau và trái cây 2021

Quan chức FAO đồng thời khẳng định Năm Quốc tế về rau và trái cây 2021 sẽ nêu bật vai trò của công nghệ kỹ thuật số trong việc cải thiện dinh dưỡng và mang lại cơ hội về thị trường. Với lời kêu gọi cải thiện sản xuất lương thực lành mạnh và bền vững thông qua đổi mới và công nghệ, giảm thất thoát và lãng phí thực phẩm, ngày 16/12, Tổng Giám đốc Tổ chức Lương Nông của Liên hợp quốc (FAO), ông Khuất Đông Ngọc đã khởi động Năm Quốc tế về rau và trái cây 2021 (IYFV).

18/12/2020