Nhà Trắng đề nghị quốc hội cho phép dùng vũ lực chống IS

08:08, 11/02/2015

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Bob Corker, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cho biết các phiên điều trần về đề nghị của chính phủ sẽ bắt đầu nhanh chóng.

Chính quyền Tổng thống Barack Obama đã tham vấn chặt chẽ với nghị sĩ trước khi đưa ra đề nghị chính thức xin cấp Quyền Sử dụng Lực lượng Quân sự cho cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS). Động thái tham vấn có thể giúp quá trình phê chuẩn diễn ra nhanh hơn, Reuters dẫn lời ông Corker phát biểu trước báo giới ở Thượng viện. "Đã có những cuộc tham vấn quan trọng và chúng sẽ tiếp tục diễn ra".

Nancy Pelosi, lãnh đạo Dân chủ tại Hạ viện, tuần trước thông báo Nhà Trắng sẽ xin cấp quyền trong ba năm. Theo bà Pelosi, hiện chưa có quyết định nào được đưa ra về phạm vi địa lý của quyền hay lính tham chiến sẽ bị giới hạn ra sao.

Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters.

Vấn đề trên dự kiến là trở ngại lớn trong thảo luận. Nhiều thành viên đảng Dân chủ muốn cấm điều lực lượng chiến đấu Mỹ nhưng một số thuộc phe Cộng hòa lại nhấn mạnh giới hạn các chỉ huy quân sự là không thích hợp.

Nhà Trắng từ chối bình luận về thời gian cụ thể cũng như chi tiết của đề nghị.

Mỹ đang là quốc gia đi đầu trong liên minh quốc tế chống IS. Tổng thống Obama bắt đầu chiến dịch không kích nhằm vào IS, nhóm phiến quân đã sát hại hàng nghìn người và chiếm nhiều phần lãnh thổ ở Syria, Iraq, vào tháng 8 năm ngoái.

Washington từng thông báo chiến dịch là hợp pháp, dựa trên quyền được thông qua dưới thời tổng thống George W. Bush vào năm 2002 đối với Chiến tranh Iraq và năm 2001 về đối phó al-Qaeda cùng những nhóm liên quan.

Việc chính quyền Obama hiện vẫn chưa thể đạt được Quyền Sử dụng Lực lượng Quân sự trong chiến dịch đã khiến một số thành viên Quốc hội lo ngại rằng điều này vượt quá quyền hiến định của tổng thống. Số khác cho rằng các nhà lập pháp nên xem xét cẩn thận một vấn đề quan trọng như sử dụng vũ lực quân sự.


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Libya: Phe đối lập nêu điều kiện đàm phán với chính phủ

Ngày 29/1, Đại hội Nhân dân toàn quốc (GNC) Libya - cơ quan lập pháp cũ không chịu từ nhiệm đã nêu điều kiện đàm phán với chính phủ được quốc tế công nhận theo đó phe đối lập sẽ chỉ tham gia nếu đàm phán được tổ chức ở Libya.

30/01/2015
Lần đầu tiên Nhật Bản công khai viện trợ cho quân đội nước ngoài

Theo hướng dẫn mới, Nhật Bản sẽ ưu tiên viện trợ cho các nước Đông Nam Á, khu vực mà nước này đang tăng cường quan hệ trên mọi mặt.

10/02/2015
Ai Cập xích lại gần Nga khi bị Mỹ "bỏ rơi"?

Ngày 9/2, Tổng thống Nga V.Putin đã đến thủ đô Athens thực hiện chuyến thăm chính thức tới Ai Cập trong 2 ngày, nhằm thúc đẩy quan hệ ngoại giao và tăng cường hợp tác song phương. Đây là chuyến thăm Ai Cập đầu tiên kể từ 10 năm qua của Tổng thống Putin.

10/02/2015
Cuộc họp cấp cao 4 bên về Ukraine tổ chức trong tuần này

Nga, Ukraine, Đức và Pháp sẽ tiếp tục thu xếp cuộc họp cấp cao 4 bên bàn về tình hình Ukraine tại Belarus vào ngày 11/2 tới.

09/02/2015