Ứng dụng phương châm "4 tại chỗ"

08:41, 31/08/2017

BHG - Phương châm “4 tại chỗ” bao gồm: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Để thực hiện hiệu quả phương châm này, các cấp, ngành cùng các gia đình, tổ chức chính trị-xã hội... cần chuẩn bị các phương án cụ thể, chi tiết sát với loại hình thiên tai sẽ xảy ra để chủ động, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời.

CHỈ HUY TẠI CHỖ:

Trước thiên tai xảy ra:

 - Chỉ đạo quán triệt tư tưởng, kiện toàn bộ máy chỉ huy tại địa phương.

- Xây dựng, điều chỉnh và bổ sung phương án, kế hoạch PCTT chi tiết và tổ chức diễn tập cho các lực lượng theo phương án đã đề ra hàng năm.

- Chỉ đạo bố trí ngân sách cho các phương án đối phó với từng loại thiên tai tại địa phương.

- Theo dõi chặt chẽ, sát sao tình hình thiên tai tại những vùng trọng điểm, xung yếu trên địa bàn nhất là khu vực ven biển, ven sông, vùng sâu vùng xa.

- Chủ động phối hợp chặt chẽ với cấp trên, các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn.

- Tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức cho người dân về thiên tai, cách thức phòng, chống.

- Lập các phương án di dời dân hợp lý, phương tiện, thời điểm và hậu cần phục vụ công tác di dời trong trường hợp khẩn cấp.

Trong khi thiên tai xảy ra:

- Trong thiên tai, người chỉ huy phải bám vào phương án đã xây dựng để ra quyết định tại chỗ theo tình hình thực tế và dưới sự chỉ đạo của cấp trên.

- Theo dõi sát sao tình hình thiên tai, các hộ dân, cơ sở sản xuất... trong diện gặp nguy hiểm cần cứu hộ, cứu nạn hoặc di dời khẩn cấp.

- Chỉ đạo các lực lượng chuyên trách tiếp tục bám trụ tại địa bàn, giúp dân chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây, kê kích các vật dụng gia đình... Tham gia cứu người, tài sản, cứu hộ các công trình phòng chống lụt bão đang bị sự cố...

- Chủ động phối kết hợp chặt chẽ với cấp trên, các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tổ chức cứu hộ, cứu nạn.

- Chỉ đạo cung cấp lượng thực, thuốc men, chăn màn quần áo cho dân tại điểm sơ tán.

Sau khi thiên tai xảy ra:

- Chỉ đạo các ngành, các cấp: tiếp tục cập nhật nhu cầu cứu trợ lương thực, thuốc men... cho dân và có phương án khắc phục kịp thời, hiệu quả; tổ chức khôi phục lại cuộc sống cho nhân dân kể cả sản xuất kinh doanh, khôi phục các dịch vụ thiết yếu như: nước sạch, điện, đường, trường, trạm trên địa bàn; xử lý môi trường nước, rác thải, xác động vật chết do thiên tai.

- Chủ động phối kết hợp và yêu cầu trợ giúp từ bên ngoài.

(Còn nữa)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xín Mần khắc phục hậu quả Bão số 6 và ứng phó ảnh hưởng hoàn lưu Bão số 7

BHG- Huyện Xín Mần là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nhiều nhất của hoàn lưu Bão số 6 trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê của huyện, mưa lớn kèm gió lốc đã làm bị thương 1 người, 4 nhà ở bị sập hoàn toàn, 11 nhà bị tốc mái với mức thiệt hại từ 50 -70%; 2 điểm trường bị tốc mái hoàn toàn. 

30/08/2017
Cách phòng, chống sét cho cửa cuốn

BHG - Nhiều người dân phản ánh hiện tượng bị sét đánh trực tiếp vào cửa cuốn ngoài nhà, xin chia sẻ một số cách phòng tránh:

Sét có thể đánh vào cửa cuốn theo hai đường:

30/08/2017
Cẩn thận với nhà trình tường

BHG - Với phong tục, tập quán của người Mông trên địa bàn tỉnh ta là sinh sống trong nhà trình tường truyền thống mà đồng bào dựng lên. Nhà không xây bằng gạch và vữa xi măng, mà được dựng sát nền đất; những bức trình tường nhà của người Mông làm hoàn toàn bằng đất nện mà không có bất cứ cột hay cọc để làm trụ.

29/08/2017
Phòng, tránh lũ quét, sạt lở đất

BHG - Lũ quét thường phát sinh bất ngờ, xảy ra trong phạm vi hẹp nhưng rất khốc liệt và thường gây những tổn thất nghiêm trọng về người và tài sản. Lũ quét, lũ bùn đá thường xảy ra ở vùng đồi núi, nơi có nhiều sườn dốc, khi xảy ra mưa có cường độ lớn mà đường thoát nước bất lợi hoặc do vỡ hồ chứa nhỏ, sạt lở đất lấp dòng chảy, v.v...

29/08/2017