Phòng, tránh lũ quét, sạt lở đất

15:03, 29/08/2017

Đặc điểm lũ quét, sạt lở đất:

Lũ quét thường phát sinh bất ngờ, xảy ra trong phạm vi hẹp nhưng rất khốc liệt và thường gây những tổn thất nghiêm trọng về người và tài sản. Lũ quét, lũ bùn đá thường xảy ra ở vùng đồi núi, nơi có nhiều sườn dốc, khi xảy ra mưa có cường độ lớn mà đường thoát nước bất lợi hoặc do vỡ hồ chứa nhỏ, sạt lở đất lấp dòng chảy, v.v...

[links()]

Cảnh tượng hoang tàn ở Mường La (Sơn La) sau khi trận lũ quét đi qua. (Ảnh: Nguồn Internet)
Cảnh tượng hoang tàn ở Mường La (Sơn La) sau khi trận lũ quét đi qua. (Ảnh: Nguồn Internet)

 

Một số trận lũ quét gần đây đã để lại hậu quả khôn lường, gây thiệt hại lớn đến tính mạng và tài sản của bà con nhân dân các dân tộc miền núi, như: Cơn lũ quét tràn qua thị trấn Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái rạng sáng 3.8 đã cuốn trôi 26 ngôi nhà, giật sập hoàn toàn 14 nhà, khiến 60 hộ dân khác phải di dời, phá tan hoang trường tiểu học và THCS Võ Thị Sáu ở trung tâm huyện. Tính đến sáng 14.8, có 8 người chết, 9 người bị thương, 6 người vẫn mất tích. Các địa bàn bị nặng nhất là bản Kháo Giống (xã Kim Nọi), xã Lao Chải, Chế Tạo, khu dân cư Tổ 8 thị trấn Mù Cang Chải. Tổng thiệt hại trên địa bàn huyện Mù Cang Chải ước khoảng 290 tỷ đồng, trong đó của nhân dân là 80 tỷ đồng. Chỉ cách đó ít ngày, tỉnh Yên Bái  đã phải gánh hậu quả mưa lũ tại xã Ngòi A, huyện Văn Yên khiến 1 người chết, 4 người bị thương, hơn 50 nhà bị sạt lở ta luy và bị sập, nhiều trâu bò, vật nuôi bị cuốn trôi, giao thông bị hư hại nghiêm trọng. Cũng nằm trong tầm ảnh hưởng của trận lũ quét lịch sử, tại tỉnh Sơn La mưa lớn kéo dài tại huyện Mường La đã gây lũ quét, ngập úng nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn đến tính mạng tài sản của người dân. Mưa lũ đã làm 3 người chết, 10 người mất tích, 2 người bị thương. Lũ cuốn trôi 2 đầu cầu cứng xã Nặm Păm, giao thông nhiều nơi tại huyện Mường La bị cô lập; ngập úng tuyến đường quốc lộ 279D qua tiểu khu 5, thị trấn Ít Ong; 46 nhà bị lũ  cuốn trôi hoàn toàn, trôi 4 xe tải; nhiều công trình bị sập, hư hỏng.

 

Phương châm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt là lũ quét và sạt lở đất ở khu vực Miền núi và Tây Nguyên là "Chủ động phòng tránh".

 

Lũ quét tại thị trân Mù Cang Chải (Yên Bái)
Lũ quét tại thị trấn Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái)

 

 

Lũ quét, sạt lở đất ở Xín Mần (Hà Giang)
Lũ quét, sạt lở đất ở Xín Mần (Hà Giang)


Hướng dẫn phòng, tránh lũ quét, sạt lở đất:

 

1. Các giải pháp phòng, tránh lũ quét lâu dài. Lũ quét hiện nay chưa dự báo được, nhưng có thể phòng tránh bằng các g iải pháp chủ yếu sau:

 

a) Tích cực trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn các sông, suối. Nhà nước cần sớm ban hành cơ chế chính sách phù hợp nhằm khuyến khích người dân tha m gia trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn.

 

b) Điều tra, khảo sát, lập bản đồ khoanh vùng các khu vực có nguy cơ cao xảy ra 63 lũ quét;

 

c) Quy hoạch lại dân cư, chủ động di dời dân cư sinh sống ở những nơi có nguy cao cơ xẩy ra lũ quét đến nơi định cư mới an toàn hơn;

 

d) Xây dựng hệ thống cảnh báo lũ quét, sạt lở đất; thông báo cho người dân biết nguy cơ lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra để chủ động sơ tán.

 

2. Các hoạt động chuẩn bị phòng , tránh lũ quét

a) Trước mùa mưa, lũ hàng năm, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, xã tiến hành điều tra, rà soát, phát hiện, phân loại những khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

 

b) Tại những khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện hướng dẫn, chỉ đạo Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã xây dựng phương án chủ động phòng tránh, ứng phó khi xảy ra lũ quét. Phương án phải đảm bảo tính khả thi cao, phù hợp phương châm 4 tại chỗ.

 

c) Các lực lượng được phân công nhiệm vụ chuyển dân đi sơ tán hoặc cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra lũ quét, sạt lở đất cần phải:

- Nắm vững phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Nắm chắc địa hình, nhất là mạng lưới đường giao thông, kể cả đường mòn, đường tắt và hệ thống thông tin liên lạc của khu vực với bên ngoài;

- Chuẩn bị chu đáo lực lượng, phương tiện, hậu cần;

- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền và lực lượ ng tại chỗ của địa phương;

- Theo dõi sát diễn biến thời tiết, tin cảnh báo của cơ quan Khí tượng

-Thủy văn, công điện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão trung ương và của địa phương. Khi thấy có dấu hiệu về khả năng xảy ra lũ quét, sạt lở đất trong địa bàn được phân công phải chủ động tập kết đến địa điểm đã chuẩn bị sẵn và luôn sẵn sàng thực thi nhiệm vụ khi có lệnh của cấp trên.

 

d) Các hộ dân trong vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất thuộc diện phải sơ tán tạm thời, nhất là các đố i tượng dễ bị tổn thương như: người già, phụ nữ, trẻ em, người tàn tật…phải được Trưởng thôn, Trưởng bản lập danh sách đầy đủ trước mùa mưa, lũ. Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã phải chuẩn bị chu đáo phương án sơ tán dân, bao gồm: địa điểm sơ tán với các yêu cầu tối thiểu về chỗ ở, đèn dầu, chất đốt, nước sạch; dịch vụ y tế, vệ sinh môi trường; dự trữ lương thực, thực phẩm; phương tiện vận chuyển để hỗ trợ cho dân sơ tán kịp thời.

 

e) Tổ chức diễn tập sơ tán khẩn cấp và cứu hộ, cứu nạn: Những vùng có nguy cao 64 xảy ra lũ quét, sạt lở đất cần tổ chức diễn tập. Kịch bản diễn tập, lực lượng tham gia diễn tập, thời gian và địa điểm diễn tập do BCHPCLB&TKCN cấp tỉnh quyết định.

 

f) Các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, huyện, xã phải chủ động tuyên truyền, phổ biến kiến thức và kinh nghiệm phòng tránh lũ, quét, sạt lở đất bằng những hình thức thích hợp để cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa hiểu rõ, chủ động phòng tránh và tự giác chấp hành lệnh sơ tán khi có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

PV (T.H)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nhận diện lũ quét, lũ bùn đá và các biện pháp giảm thiểu tác hại

BHG - Trong những năm gần đây, tình trạng thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp; đặc biệt là hiện tượng lũ quét, lũ bùn đá (LBĐ) xảy ra ở nhiều nơi, với mức độ ngày càng gia tăng; gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản và môi trường sinh thái. Vì vậy, chúng ta cần có hiểu biết về hiện tượng lũ quét, LBĐ để có các biện pháp phòng, tránh kịp thời để giảm thiểu tác hại của nó. 

29/08/2017
Cẩn thận với nhà trình tường

BHG - Với phong tục, tập quán của người Mông trên địa bàn tỉnh ta là sinh sống trong nhà trình tường truyền thống mà đồng bào dựng lên. Nhà không xây bằng gạch và vữa xi măng, mà được dựng sát nền đất; những bức trình tường nhà của người Mông làm hoàn toàn bằng đất nện mà không có bất cứ cột hay cọc để làm trụ.

29/08/2017
Công điện về việc triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó với ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7

BHG- Ngày 28.8, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Công điện số 3418/CĐ-CTUBND điện thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKKN tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố về việc triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó với ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7. Dưới đây là toàn văn Công điện.

 

28/08/2017
TIN BÃO TRÊN ĐẤT LIỀN (CƠN BÃO SỐ 7)

BHG - Trưa 27.8, bão số 7 đã đi vào khu vực phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Hồi 13 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,7 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.

27/08/2017