Điểm mới của Luật Cạnh tranh 2018

15:53, 26/07/2018

Luật Cạnh tranh 2018, số 23/2018/QH14 đã chính thức được Quốc hội thông qua ngày 12/6/2018. Dưới dây là những điểm mới của Luật Cạnh tranh 2018.

1. Bỏ ngưỡng giới hạn của hành vi tập trung kinh tế

Điều 30 của Luật Cạnh tranh 2018 quy định cấm doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

Trước đây, Luật cạnh tranh 2004 quy định cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan.

2. Bổ sung hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến cạnh tranh

Ngoài nghiêm cấm các hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường của cơ quan Nhà nước, Luật Cạnh tranh 2018 còn bổ sung hành vi nghiêm cấm đối với tổ chức, cá nhân.

Cụ thể, nghiêm cấm tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.

3. Quy định chính sách khoan hồng với doanh nghiệp vi phạm

Điều 112 của Luật này quy định về chính sách khoan hồng đối với các doanh nghiệp vi phạm quy định về cạnh tranh - điều mà Luật Cạnh tranh 2004 không đề cập tới.

Theo đó, doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm sẽ được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.

Chính sách khoan hồng được áp dụng cho không quá 03 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hưởng khoan hồng đến Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.

4. Ấn định mức xử phạt cụ thể với hành vi phạm về cạnh tranh

Khác với Luật Cạnh tranh 2004, Luật Cạnh tranh 2018 quy định cụ thể về mức phạt tiền tối đa đối với các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Trong đó:

- Vi phạm quy định về tập trung kinh tế: Phạt tối đa 5% tổng doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường liên quan

- Vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh: Phạt tối đa 2 tỷ đồng

- Vi phạm quy định khác: Phạt tối đa 200 triệu đồng.

Trên đây là mức vi phạm với tổ chức; với cá nhân, mức phạt bằng 1/2.

5. 4 căn cứ để xác định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế

Trước đây, Luật Cạnh tranh 2004 quy định: Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế.

Nay, Luật Cạnh tranh 2018 không quy định cụ thể như trên, mà chỉ quy định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định căn cứ vào 1 trong 4 tiêu chí:

- Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

- Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

- Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế;

- Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.

6. Quy định mới thời hạn xử lý vụ việc vi phạm về cạnh tranh

Trước đây, để giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm tập trung kinh tế phải trải qua giai đoạn điều tra sơ bộ và điều tra chính thức. Trong đó, điều tra sơ bộ là 30 ngày; điều tra chính thức là 60 ngày với cạnh tranh không lành mạnh; 180 ngày với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế…

Luật Cạnh tranh 2018 không còn quy định về hai giai đoạn điều tra nêu trên, mà chỉ quy định: Thời hạn điều tra là 09 tháng đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh; 90 ngày với vụ việc tập trung kinh tế; 60 ngày với cạnh tranh không lành mạnh.

7. Định danh cụ thể cơ quan thực thi pháp luật về cạnh tranh

Tại Luật Cạnh tranh 2018, cơ quan thực thi pháp luật về cạnh tranh được giao cho Ủy ban Cạnh tranh quốc gia; trước đây Luật Cạnh tranh 2004 không quy định điều này.

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan thuộc Bộ Công Thương, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên. Ủy ban tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh…

Luật Cạnh tranh 2018 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2019.

Lê Lâm (T.H)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội thi tuyên truyền về phòng chống ma túy trong đoàn viên, thanh niên

BHG - Ngày 29.6, Thành đoàn Hà Giang phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47) Công an tỉnh đã tổ chức Hội thi tuyên truyền về phòng chống ma túy trong đoàn viên, thanh niên tại thành phố Hà Giang năm 2018. Đến dự có lãnh đạo Công an tỉnh; lãnh đạo Tỉnh đoàn và đông đảo đoàn viên, thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Giang.

30/06/2018
Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, sáng 30/5, Quốc hội nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu Niên và Nhi đồng về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

30/05/2018
Luật Thủy lợi

Chương IX

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUỶ LỢI

Điều 56. Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ và cơ quan ngang Bộ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thủy lợi trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thủy lợi, có trách nhiệm sau đây:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi;

29/05/2018
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân

BHG - Với đặc thù địa phương miền núi, biên giới, đa dân tộc; cuộc sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí và hiểu biết về pháp luật trong một bộ phận nhân dân còn hạn chế nên những năm qua đã có nhiều vụ án hình sự, vụ việc vi phạm do thiếu hiểu biết về pháp luật diễn ra ở nhiều nơi, gây ra hậu quả đáng tiếc… Từ thực tế đó, thời gian qua, Công an tỉnh luôn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho nhân dân dưới nhiều hình thức và đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

 

26/07/2018