Cảnh báo thủ đoạn mới bằng cài đặt ứng dụng "Bộ Công an" ở điện thoại

17:16, 28/08/2019

Đây là thủ đoạn mới của tội phạm khi lừa đảo nạn nhân cài đặt ứng dụng “Bộ Công an” vào điện thoại, để kiểm soát việc chuyển tiền từ tài khoản.

Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra tình trạng một số đối tượng gọi điện đến điện thoại cố định, sau đó xưng danh là cơ quan pháp luật dọa dẫm nạn nhân nợ tiền thẻ tín dụng và trong tài khoản có một khoản tiền lớn từ tội phạm ma túy chuyển vào, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân…

Ngày 27/8, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, CATP  Hà Nội cho biết, đang điều tra vụ việc sử dụng cài đặt ứng dụng “Bộ Công an” lừa đảo, chiếm đoạt tiền. Đây là thủ đoạn mới của tội phạm khi lừa đảo nạn nhân cài đặt ứng dụng “Bộ Công an” vào điện thoại, những tin nhắn, cả mã OTP chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng đều bị đối tượng kiểm soát.

Nạn nhân trong vụ án là chị Đặng T.M.A. (SN 1972), trú quận Ba Đình, Hà Nội đã gửi đơn trình báo đến Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Theo trình bày của chị A. Khoảng 11h ngày 11/8, nạn nhân nhận được một cuộc điện thoại vào số máy cố định của gia đình. Đầu dây bên kia một người phụ nữ tự xưng là nhân viên bưu điện cho biết, chị A. có một bưu phẩm thông báo nợ thẻ tín dụng số tiền 36 triệu đồng của một ngân hàng. Tuy nhiên, chị A. khẳng định bản thân không mở thẻ tín dụng nào của ngân hàng thì được người này nối máy tới cơ quan CSĐT CATP Hồ Chí Minh. Lập tức đầu dây điện thoại bên kia, một người đàn ông tự xưng là Công an, tên Nguyên, yêu cầu chị A. cung cấp thông tin cá nhân, số thẻ căn cước công dân, số điện thoại di động.

Tiếp đến, người này lấy điện thoại di động gọi vào số di động của chị A. và hẹn sáng hôm sau sẽ liên hệ lại. Đến 8h ngày 12/8, người đàn ông tên Nguyên tiếp tục gọi điện cho chị A., thông báo đã xác minh thông tin và được biết chị A. có một tài khoản ngân hàng khác. Tài khoản này theo như Nguyên nói là đã nhận được số tiền rất lớn đến hàng chục tỉ đồng từ các đối tượng trong một đường dây mua bán trái phép chất ma túy và rửa tiền. 

Thấy chị A. hoang mang, lo lắng và liên tục khẳng định không liên quan đến số tiền trên và không có tài khoản nào nhận được số tiền lớn như vậy, người đàn ông lại chuyển điện thoại cho một người khác, giọng miền Nam, được giới thiệu là cấp trên của Nguyên. Người này yêu cầu chị A. muốn chứng minh bản thân vô tội thì phải mua một chiếc điện thoại mới, cài đặt ứng dụng “Bộ Công an”, đồng thời sử dụng một số điện thoại khác để mở thẻ ngân hàng rồi chuyển tiền vào đó để cơ quan Công an xác minh. Trong lúc hoang mang lo sợ, chị A. lập tức đi mua một chiếc điện thoại cùng với sim mới và cài đặt ứng dụng có tên “Bộ Công an” theo đường link mà người lạ gửi tới.

Khoảng 14h cùng ngày, chị A. đến một ngân hàng mở tài khoản mới rồi gửi vào đó số tiền 476.953.000 đồng. Sau đó, chị A. nhắn tin thông tin cho đối tượng về cách thức đăng nhập, mật khẩu tài khoản ngân hàng.  Sau 3 ngày, đối tượng tiếp tục yêu cầu chị A. mở một tài khoản ngân hàng khác và làm đúng như hướng dẫn trước đó. Lần này, linh cảm bị lừa nên chị A. không làm theo, đồng thời làm đơn trình báo gửi Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Quá trình điều tra, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phát hiện, ứng dụng “Bộ Công an” có hình đại diện là huy hiệu Bộ Công an, khi truy cập ứng dụng sẽ hiển thị “Hệ thống bảo vệ Bộ Công an” với các mục chọn nhưng đều báo lỗi.  Tuy nhiên, ứng dụng này có quyền nhận, đọc, gửi và xem tin nhắn văn bản SMS của điện thoại. Từ đó, đối tượng có thể đọc được tin nhắn OTP của ngân hàng và thực hiện các giao dịch chuyển tiền như chủ tài khoản ngân hàng.

Hiện cơ quan điều tra CATP Hà Nội đang tiếp tục điều tra mở rộng làm rõ.

Theo: VOV.VN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quy định thì cấm nhưng thực tế hành vi vi phạm vẫn diễn ra

BHG - Theo Nghị định số 176/2013/NĐ-CP, ngày 14.11.2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế, có 6 nhóm hành vi bị nghiêm cấm gồm: Vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến, tư vấn phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn bị xử phạt từ 1.000.000 - 15.000.000; Hành vi chẩn đoán, xác định giới tính thai nhi bị xử phạt từ 3.000.000 - 10.000.000...

31/07/2019
Xét xử vụ án tham ô tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn tại trường Mầm non Bằng Lang, Quang Bình

BHG - Ngày 30.7, Tòa án Nhân dân huyện Quang Bình đã đưa ra xét xử công khai bị cáo Trương Thị Dung, sinh năm 1983, trú tại thôn Trung, xã Bằng Lang, huyện Quang Bình về tội tham ô tài sản và bị cáo Hoàng Thị Tuyết, sinh năm 1983, trú tại thôn Hạ, xã Bằng Lang, huyện Quang Bình về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Theo cáo trạng, Trương Thị Dung là Hiệu trưởng Trường Mầm non Bằng Lang, huyện Quang Bình, có trách nhiệm trực tiếp quản lý việc thu...

31/07/2019
Phát hiện 1 xe máy và 8 khúc gỗ nghiến bị bỏ lại ven đường

BHG - Vừa qua, trên tuyến QL34, khu vực thuộc thôn Tạm Mò, xã Yên Định (Bắc Mê), Đội Quản lý thị trường số 1 huyện Bắc Mê cùng tổ công tác của chốt kiểm dịch tạm thời tại đây phát hiện, tạm giữ lô hàng hóa lâm sản là 8 khúc gỗ nghiến thuộc nhóm IIA không có dấu búa kiểm lâm theo quy định và 1 xe máy nhãn hiệu wave màu đỏ, không rõ nơi sản xuất, không còn nguyên trạng, không có biển kiểm soát (số khung: RPJHCGRP16A858113; số máy: VP JL1P50FMG858113) bị bỏ lại tại ven đường.

 

30/07/2019
Mèo vạc liên tục phát hiện, xử lý 400kg thịt lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ

BHG - Ngày 28.7, tại chốt kiểm dịch lưu động địa phận xã Sủng Máng, Đội Kiểm tra liên ngành huyện Mèo Vạc đã phát hiện xe khách mang biển soát 23B 00-150 do lái xe Lương Văn Đức trú tại xã Lâm Xuyên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang điều khiển có 3 bao tải chứa 200kg thịt lợn. Quá trình điều tra chủ phương tiện không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ...

29/07/2019