Công bố khảo sát xã hội học về tham nhũng

09:28, 21/11/2012
Sáng 20/11, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã họp báo công bố Báo cáo khảo sát xã hội học “Tham nhũng dưới góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức”.

Kết quả khảo sát xã hội về Phòng chống tham nhũng cho thấy: 4 ngành, lĩnh vực tham nhũng nhất là Cảnh sát giao thông, Quản lý, Đất đai và Xây dựng và 4 ngành, lĩnh vực ít tham nhũng nhất gồm: Bưu điện, Báo chí, Kho bạc và Cảnh sát khu vực.   
 
Cũng theo công bố này, có khoảng 32% doanh nghiệp được hỏi thừa nhận có chi trả chi phí ngoài quy định và nói rằng, đây là cách nhanh nhất và dễ thực hiện nhất để được việc. Các khoản chi không chính thức thường xuyên nhất khi doanh nghiệp giao dịch với cơ quan thuế, cơ quan quản lý chuyên ngành, ngân hàng, cảnh sát giao thông và hải quan. Khoảng 60% số doanh nghiệp được hỏi tin rằng chi phí không chính thức khá tốn kém, tuy nhiên, họ tin rằng chi phí không chính thức tạo ra cơ chế ngầm giải quyết công việc một cách nhanh chóng. 
 
Cuộc khảo sát xã hội học do Thanh tra Chính phủ phối hợp với Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng và Ngân hàng thế giới tiến hành khảo sát trên 3 nhóm đối tượng là người dân,doanh nghiệp và cán bộ công chức tại 10 tỉnh, thành phố và cũng được tiến hành với cán bộ, công chức của 5 Bộ quản lý những lĩnh lĩnh vực được cho là có nguy cơ tham nhũng.
 
Tại buổi họp báo, Phó thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho biết, kết quả khảo sát lần này không đại diện cho ý kiến tổng thể của nhân dân, doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Việt Nam, chưa thể phản ánh một cách toàn diện, đầy đủ, chính xác về thực trạng tham nhũng, công tác phòng chống tham nhũng của Việt Nam và cũng không phải là ý kiến đánh giá của cơ quan nhà nước, nhưng kết quả khảo sát này rất có ý nghĩa tham khảo và phục vụ công tác nghiên cứu nhằm hướng tới mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.      

tienphong.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cảnh giác với thủ đoạn giả Cảnh sát chiếm đoạt tài sản
"Tôi thường xem Tổ 141 Công an TP Hà Nội xử lý vi phạm trên đường phố nên biết được quy trình làm việc của họ. Vì túng tiền tiêu xài, tôi nảy ý định phạm tội và bàn bạc với vài người nữa mua công cụ hỗ trợ giống như của Tổ 141 gồm bộ đàm, dùi cui điện… để chiếm đoạt tiền của những người đi đường", Nguyễn Thanh Tùng (16 tuổi, trú tại phường Gia Thụy, quận Long Biên, Hà Nội),
31/10/2012
Đồn BPCK Thanh Thủy đã ra quyết định khởi tố và bắt tạm giữ hình sự đối với hai đối tượng Triệu Văn Thày và Đặng Văn Páo về tội mua bán, tàng trữ, sử dụng vật liệu nổ trái phép
HGĐT- Hồi 22 giờ 30 phút ngày 24.10, Đồn BPCK Thanh Thủy tiếp nhận bàn giao từ Ban Công an xã Thanh Đức 02 đối tượng có hành vi gây rối trật tự công cộng và tàng trữ vật liệu nổ 07 (bảy) kíp nổ, tại lán công trường công ty Vân Trang đang thi công tại khu vực đối diện trụ sở UBND xã Thanh Đức.
31/10/2012
Triệt phá ổ côn đồ cưỡng đoạt tài sản núp bóng DN
Một ổ nhóm côn đồ, đầu gấu, có nhiều tiền án, tiền sự và có biểu hiện sử dụng trái phép chất ma tuý nhưng núp dưới danh nghĩa Công ty TNHH Thanh Thảo - Việt Nam, từng là nỗi khiếp sợ của nhiều người dân khai thác, chế biến, mua bán hải sản ở cảng cá Lạch Bạng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Chúng tổ chức hoạt động rất chặt chẽ, khống chế bị hại, không để họ tố cáo với cơ quan Công an.
30/10/2012
Cần quan tâm xây dựng Lực lượng PCCC dân phòng
HGĐT - Công tác PCCC những năm gần đây luôn được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm. Trong đó, hệ thống hành lang pháp lý bao gồm Luật PCCC, Nghị định số 35 NĐ-CP, Thông tư số 04 TT-BCA... Là tiền đề tạo nên những chuyển biến tích cực trong hoạt động PCCC, góp phần giữ vững ANCT&TTATXH.Tuy nhiên trước sự phát triển KT-XH hiện nay đã cho thấy, nguy cơ cháy, cháy lớn còn tiềm
26/10/2012