Cần quan tâm xây dựng Lực lượng PCCC dân phòng
HGĐT - Công tác PCCC những năm gần đây luôn được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm. Trong đó, hệ thống hành lang pháp lý bao gồm Luật PCCC, Nghị định số 35 NĐ-CP, Thông tư số 04 TT-BCA... Là tiền đề tạo nên những chuyển biến tích cực trong hoạt động PCCC, góp phần giữ vững ANCT&TTATXH.Tuy nhiên trước sự phát triển KT-XH hiện nay đã cho thấy, nguy cơ cháy, cháy lớn còn tiềm ẩn và khi xảy ra thiệt hại cao hơn rất nhiều so với những năm trước.
Triển khai phương án PCCC. Ảnh: C.T.V
Hà Giang là tỉnh có vị trí, địa lý đặc thù, tuy không có cơ sở lớn, khu công nghiệp lớn như các tỉnh khác, nhưng tình trạng cháy ở khu, cụm dân cư, cháy rừng đã từng xảy ra... Gây thiệt hại không nhỏ tới kinh tế, tính mạng của nhân dân và ảnh hưởng lớn tới môi trường sinh thái. Điển hình là vụ chaý khu dân cư huyện Bắc Mê, cụm dân cư xã Phương Thiện... Bên cạnh đó, LLPCCC chuyên nghiệp duy nhất chỉ có một Đội chữa cháy Trung tâm nằm trên địa bàn TP Hà Giang, nên việc huy động LLPCCC chuyên nghiệp đi chữa cháy ở các huyện, xã xét về quãng đường (Km), thời gian, tốc độ cháy của đám cháy... thì tính hiệu quả không khả thi.
Trước thực trạng trên, việc thành lập và duy trì hoạt động của đội PCCC dân phòng là rất quan trọng và cần thiết. Đây là lực lượng nằm trong tổ chức LLPCCC được quy định tại Điều 43 của Luật PCCC và khoản 1 Điều 33 Nghị đinh 35 NĐ-CP quy định chi tiết đối với Lực lượng dân phòng như sau: “Trưởng thôn, ấp, bản, tổ dân phố có trách nhiệm đề xuất việc thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của đội dân phòng tại thôn, ấp, bản, tổ dân phố. Đối với thôn, ấp, bản,t ổ dân phố có địa bàn rộng thì đội dân phòng có thể gồm nhiều tổ dân phòng. Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và các điều kiện cần thiết để duy trì hoạt động của đội dân phòng”. Ngoài ra còn có các quy định chi tiết về huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC; chế độ, chính sách đối với đội viên đội dân phòng... như vậy có thể thấy đây là lực lượng nòng cốt trong hoạt động PCCC tại các khu, cụm dân cư, nó vừa làm công tác tuyên truyền, hướng dẫn phòng ngừa PCCC tới quần chúng nhân dân, vừa trực tiếp giải quyết các tình huống cháy, nổ ngay từ khi mới phát sinh theo phương châm 4 tại chỗ;” chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ”. Nên khi xảy ra cháy, việc chữa cháy có hiệu quả hay không trước hết phụ thuộc vào LLPCCC của cơ sở, bao gồm từ khâu phát hiện cháy, thông tin báo cháy,t ổ chức chỉ huy, chữa cháy...
Tăng cường kiểm tra an toàn phòng, chống cháy nổ tại cơ sở. Ảnh: C.T.V
Để phát triển và duy trì hoạt động của lực lượng dân phòng, gắn với phong trào toàn dân tham gia PCCC, lãnh đạo các cấp cần quan tâm hơn nữa đối với công tác PCCC ngay tại địa bàn được giao quản lý. Nghiêm túc triển khai và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 1634/CT-TTg ngày 31/08/2010 của Thủ tướng Chính phủ về: “Tăng cường chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách trọng tâm trong công tác PCCC và cứu nạn,cứu hộ”; rà soát khu, cụm dân cư có nguy cơ xảy ra cháy (đặc biệt là ở các huyện, xã, thôn bản nằm liền kề TP) để thành lập các đội PCCC dân phòng; phối hợp cùng các đơn vị, các nghành chức năng bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ PCCC. Thường xuyên tổ chức thực tập các phương án chữa cháy nhằm nâng cao chất lượng,kỹ thuật chữa cháy cho các đội viên; bảo đảm duy trì hoạt động thường xuyên, liên tục cho LLPCCC dân phòng.
Xây dựng và kiện toàn được hệ thống LLPCCC dân phòng sẽ là giải pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý có hiệu quả đối với công tác PCCC ở các khu,cụm dân cư trên địa bàn tỉnh.
N
GUYỄN VĂN TRƯỜNG
(Thượng tá, Phó trưởng phòng PC66)
Ý kiến bạn đọc