Cần có biện pháp bảo vệ tôm giống tự nhiên ở vùng lòng hồ
Cứ mỗi ngày trở 1 chuyến xe ô tô tôm ra chợ thị xã Hà Giang bán kiếm lời, nếu không có biện pháp bảo vệ, quản lý thì chẳng bao lâu nữa lòng hồ sẽ hết nguồn giống tôm, cá tự nhiên quý giá.
Lòng hồ thủy điện Tuyên Quang có ảnh hưởng trực tiếp đến 4 xã Thượng Tân, Minh Ngọc, Lạc Nông, Yên Phú của huyện Bắc Mê. Số dân di dời lòng hồ có dựa án đền bù hoa màu, tiền hỗ trợ làm nhà ở có pháp luật bảo vệ. Nhưng ngược lại con tôm, cá vô tri vô giác vô nhận thức đó trong vùng lòng hồ cũng “di cư tự do” tìm nơi ở mới, đi đến đâu bị đoàn người có nhận thức chặn đánh bắt triểt để trái phép tại đó, chưa có cấp chính quyền nào đứng ra tổ chức bảo vệ quản lý. Theo tôi đây cũng là nguồn giống tôm, cá tự nhiên trong vùng lòng hồ về sau này. Nếu không có biện pháp bảo vệ quản lý mực nước lòng hồ khi dâng đến mức ổn định thì chắc nguồn giống thủy sản tự nhiên trong vùng lòng hồ về sau sẽ không còn để khai thác. Hiện nay mực nước lòng hồ ngày càng dân nên tôm, cá di theo mức nước vào đầu nguồn các suối nước sạch chưa có cấp chính quyền nào bảo vệ quản lý. Cụ thể ở suối Nặm Đấu, thôn Kim Thạch, Minh Ngọc, Bắc Mê mực nước chính thức đã dâng và ngập sâu khoảng hơn 2 mét, tại cầu tràn suối Nặm Đấu này có đoàn người không rõ nguồn gốc cùng phương tiện chặn đánh bắt triệt để tại đó cứ mỗi ngày trở 1 chuyến xe ô tô tôm ra chợ thị xã Hà Giang bán kiếm lời, từ cầu tràn đến đầu nguồn thác chỉ còn khoảng hơn 1 km, nếu nước dâng ngập cầu tràn thì đoàn người cùng phương tiện có lẽ sẽ vượt qua cầu để đánh bắt và sẽ hết nguồn giống tôm, cá tự nhiên quý giá đó.
Đề nghị các cấp chính quyền cần có biện pháp bảo vệ, quản lý nguồn giống tôm, cá tự nhiên ở vùng lòng hồ để về sau có nguồn khai thác.
Ý kiến bạn đọc