Kế thừa và phát huy truyền thống 80 năm của Quân đội Nhân dân Việt Nam, 77 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của LLVT tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 2; sự chăm lo giúp đỡ, thương yêu đùm bọc của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ (CBCS) Bộ CHQS tỉnh không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, vượt qua mọi khó khăn thử thách, cùng với quân – dân cả nước lập lên nhiều chiến công hiển hách, bảo vệ vững chắc vùng đất biên cương của Tổ quốc.
BHG - Hà Giang, với bề dày lịch sử và sự phong phú đa dạng về bản sắc văn hóa của các dân tộc, chính là một trong những "viên ngọc quý" của nền văn hóa Việt Nam. Yếu tố cốt lõi của việc giữ gìn và bảo tồn di sản không chỉ tạo nên bản sắc riêng cho tỉnh mà còn góp phần vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
BHG - Cách đây gần 80 năm đã diễn ra một cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và ông Vương Chí Sình - thủ lĩnh đồng bào H’Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn. Cuộc gặp đánh dấu bước ngoặt lịch sử "Vua Mèo" Vương Chí Sình đi theo cách mạng, trở thành ĐBQH đầu tiên của tỉnh Hà Giang, lãnh đạo đồng bào đấu tranh chống giặc, giữ đất biên cương, trọn lời hứa với Bác "Tận trung báo quốc, bất thụ nô lệ". Tiếp nối hành trình và niềm tự hào ấy, nhiều người H'Mông xuất chúng trên xứ "cổng trời" cũng trở thành đại biểu dân cử, đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng, niềm tin của cử tri cực Bắc, là "chất keo" xây khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là "cầu nối" để chính sách, nghị quyết của Quốc hội "bám rễ" vào đời sống Nhân dân.
Dưới địa hình núi non hiểm trở và dân cư phân bố rải rác, tỉnh Hà Giang đã không ngừng sáng tạo trong việc phát triển các phương thức tuyên truyền lưu động, nhằm lan tỏa thông tin đến mọi người dân. Từ tuyên truyền bằng loa phóng thanh, các buổi diễn văn nghệ tại bản làng, cho đến chiếu phim lưu động, mỗi hình thức đều góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về chính sách của Đảng và Nhà nước. Đa dạng và linh hoạt, hoạt động tuyên truyền tại Hà Giang đã trở thành cầu nối thiết yếu trong việc phổ biến thông tin tới đồng bào vùng cao.
Với nhiều phương thức tuyên truyền, cùng với sự nỗ lực, nhiệt tình và sáng tạo của các tuyên truyền viên cơ sở nên các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phòng, chống tệ nạn xã hội cũng như công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia đã nhanh chóng, kịp thời đến được với bà con ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và biên giới của tỉnh. Qua đó, đã chuyển biến nhận thức tích cực trong văn hóa, xã hội và phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo góp phần đảm bảo quốc phòng – an ninh.
BHG - Tại các tỉnh miền xuôi, việc tuyên truyền các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân thường không gặp quá nhiều khó khăn. Thế nhưng, ở vùng cao Hà Giang, với những đặc thù của miền núi, biên giới và các khu vực hẻo lánh nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nhiều thôn bản vẫn chưa có điện và sóng điện thoại, việc tuyên truyền các nghị quyết trở nên thử thách hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đó, tuyên truyền lưu động trở thành một giải pháp không thể thiếu, được ví như “chiếc loa” đưa ý Đảng vào lòng dân.
Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, nâng cao chất lượng đảng viên; nêu cao trách nhiệm nêu gương; xây dựng cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố, chấn chỉnh cơ sở Đảng yếu kém; đề ra nhiệm vụ chính trị sát thực tiễn và nguyện vọng nhân dân... đang là “chìa khóa” trong xây dựng “chi bộ bốn tốt”, giúp Đảng bộ xã Phương Thiện (thành phố Hà Giang) xây dựng Đảng mạnh từ gốc.
Quản Bạ là huyện vùng cao biên giới, là cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn, có 19 dân tộc cùng sinh sống. Những năm qua, dấu ấn của màu áo xanh tình nguyện đã in đậm trên mọi nẻo đường của huyện Quản Bạ. Bàn tay, khối óc và sức trẻ của những chiến sỹ tình nguyện trong “Mùa hè xanh” đã góp phần giảm bớt khó khăn cho người dân nơi thôn quê núi đá và đóng góp không nhỏ cho công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
Người Pà Thẻn tự hào khi có một kho tàng di sản văn hóa truyền thống phong phú, đậm đà bản sắc. Trong dòng chảy thời gian, những di sản này vẫn có sức sống mãnh liệt nhờ không ít công sức đóng góp của Nghệ nhân nhân dân Sìn Văn Phong, thôn My Bắc, xã Tân Bắc (Quang Bình). Ông cũng là người duy nhất của tỉnh Hà Giang được Chủ tịch nước phong tặng Danh hiệu Nghệ nhân nhân dân vì có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Hơn 30 năm sau cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, Vị Xuyên đang có những sự thay đổi về cả chất và lượng trên nhiều lĩnh vực. Quá khứ sẽ luôn còn mãi trong mỗi con người Vị Xuyên, để từ đó họ có thêm động lực cho cuộc sống hiện tại và xây dựng một Vị Xuyên ngày càng phát triển hơn nữa trong tương lai.
40 năm, là một quãng thời gian đủ để một con người có thể sinh ra, lớn lên và trưởng thành, thậm chí đạt đến ngưỡng chín của cuộc đời. Vậy nhưng, 40 năm cũng là một quãng thời gian quá ngắn để con người có thể quên đi được những mất mát, đau thương,...
“Vượt nắng thắng mưa”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “thi công 3 ca, 4 kíp”, “làm việc ngày đêm không kể thứ Bảy, Chủ nhật” đã trở thành phương châm hành động, khí thế thường trực trên khắp các công trường nhằm đảm bảo Dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua tỉnh Hà Giang được đẩy nhanh tiến độ. Từ đó, lan tỏa hào khí giao thông đi trước mở đường, khơi thông huyết mạch thúc đẩy kinh tế – xã hội miền cực Bắc Tổ quốc phát triển nhanh và bền vững.
Quá trình thi công Dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua tỉnh Hà Giang nảy sinh “nút thắt” khi 71 hộ dân có nhà ở, vật kiến trúc nằm trong hành lang an toàn đường bộ bị ảnh hưởng, gây xáo trộn cuộc sống cũng như lao động, sản xuất. Trước thực tế trên, các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở đã nỗ lực gỡ “nút thắt” nhằm đảm bảo an dân, dân an.
Dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua tỉnh Hà Giang là công trình giao thông trọng điểm quốc gia, được khởi công cuối tháng 5.2023 và phấn đấu hoàn thành trong năm 2025. Cùng với sự quan tâm đầu tư của T.Ư, cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã vào cuộc quyết liệt nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn” về giao thông liên vùng, nội vùng, mở đường lớn, hiện thực hóa khát vọng phồn vinh, hạnh phúc nơi biên cương cực Bắc Tổ quốc.