Bắc Mê nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

11:10, 15/08/2024

BHG - Tập trung nâng hạng những sản phẩm đã được công nhận, đồng thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp xây dựng sản phẩm chủ lực, tiến lên đạt chuẩn OCOP là một trong những chủ trương, giải pháp quan trọng, góp phần trong việc xác lập vị trí nhiều mặt hàng nông sản có thế mạnh của huyện Bắc Mê.

Đồng chí Lý Hải Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Mê cho biết: “Chương trình OCOP đã thổi “luồng gió mới” vào khu vực kinh tế nông thôn, chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân. Các sản phẩm OCOP của huyện có sự khác biệt mang những đặc thù riêng, gắn với nét truyền thống, văn hóa, điều kiện tự nhiên của mỗi xã. Đến nay, nhiều sản phẩm OCOP không chỉ phát triển mạnh tại địa phương mà còn vươn ra được thị trường ngoài tỉnh như: Gia vị tinh dầu Hồi; Tinh bột Nghệ vàng; Thịt bò khô; Xúc xích lợn đen; Thịt chân giò lợn đen muối tiêu; Bò một nắng; Măng khô và Thịt trâu khô Hà Ngọc… Điều này đã khẳng định hướng đi đúng đắn của huyện trong phát triển sản phẩm OCOP”.

Ông Nguyễn Trung Kiên, Hợp tác xã Kiên Giang, xã Minh Ngọc giới thiệu về sản phẩm trà Ô Long.
Ông Nguyễn Trung Kiên, Hợp tác xã Kiên Giang, xã Minh Ngọc giới thiệu về sản phẩm trà Ô Long.

Sau hơn 10 năm đi sâu vào trồng, chế biến và thương mại hóa sản phẩm tinh bột nghệ, đến nay Hợp tác xã (HTX) nông, lâm nghiệp tổng hợp Ngọc Sơn đã có 10 sản phẩm được xếp hạng OCOP. Không những thế, sản phẩm của HTX bước đầu cũng đã được xuất khẩu sang thị trường nước Mỹ. Có được kết quả này, ngoài tính bền vững trong liên kết, đẩy mạnh công tác quảng bá thì chất lượng sản phẩm chính là chìa khóa để tinh bột nghệ Bắc Mê vươn xa. Sản phẩm trà Ô Long Hà Giang của HTX Kiên Giang, xã Minh Ngọc được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp huyện đã được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn nên số lượng tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng, giá trị kinh tế mang lại khoảng 100 triệu đồng mỗi tháng. Để giữ vững thương hiệu và thúc đẩy thị trường tiêu thụ, cơ sở đang tích cực quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đổi mới mẫu mã bao bì, nâng cao giá trị sản phẩm. Ông Nguyễn Trung Kiên, Hợp tác xã Kiên Giang, xã Minh Ngọc, cho biết: “Để sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường như ngày hôm nay, bản thân tôi cùng gia đình đã tìm hiểu, đi thực tế khảo sát ở nhiều vùng, miền về phương thức trồng, chăm sóc cây chè Ô Long cũng như nghiên cứu sâu về thổ nhưỡng, khí hậu của huyện Bắc Mê và xã Minh Ngọc khi đưa cây chè Ô Long về trồng. Bước đầu cũng đầy gian nan nhưng tới nay nhìn chung cây chè đã, đang phát triển rất ổn định, không chỉ tạo ra nguồn sản phẩm thường xuyên mà còn tạo được thêm việc làm, thu nhập ổn định cho thành viên và người lao động trong vùng”.

Nhân viên Công ty TNHH Bình An 286 đóng gói sản phẩm Trà nụ Vối.
Nhân viên Công ty TNHH Bình An 286 đóng gói sản phẩm Trà nụ Vối.

Cùng với sự đồng hành hỗ trợ từ chính quyền địa phương, các chủ thể OCOP cũng đã từng bước nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc nỗ lực duy trì, phát triển sản phẩm. Trong đó, chất lượng là yếu tố quan trọng được các chủ thể đặt lên hàng đầu. Cùng với đó là tăng cường xúc tiến, quảng bá sản phẩm, cải tiến các tiêu chí, lĩnh vực còn hạn chế, hướng đến nâng sao OCOP cho sản phẩm. Chị Dương Thị Truyền, Công ty TNHH Bình An 286, huyện Bắc Mê tâm sự với chúng tôi khi giới thiệu về sản phẩm Trà nụ Vối. Một trong những sản phẩm rất được thị trường ưa chuộng: “Trà nụ Vối hay còn được gọi là Chè nụ Vối là hoa của cây Vối, một sản phẩm của tự nhiên đã được các nhà khoa học chứng minh là một loại thảo dược, có công dụng rất tốt để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân bị mỡ máu cao, người bị Gout; uống nụ Vối khô hằng ngày còn giúp hạ huyết áp và ổn định đường huyết một cách tự nhiên. Cách sử dụng đơn giản là pha trà, hãm nước uống hàng ngày. Với lợi thế của huyện có rất nhiều cây Vối mọc tự nhiên bên bờ ruộng, ven sông, suối nên Công ty đã xây dựng phương án bảo tồn và phát triển rộng hơn nữa diện tích cây Vối để đưa sản phẩm Trà nụ Vối Bắc Mê ngày càng vươn xa…”.

Đến nay, huyện Bắc Mê đã có 27 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao, trong đó có 2 sản phẩm OCOP được công nhận đạt tiêu chuẩn 4 sao cấp tỉnh. Để nâng cao hiệu quả chương trình OCOP, UBND huyện đã chỉ đạo ngành chức năng, chính quyền địa phương phối hợp cùng các chủ thể trao đổi và xây dựng kế hoạch phát triển cho từng sản phẩm, xác định những chỉ tiêu còn có thể nâng điểm, nâng hạng, mở rộng quy mô sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Với việc phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Bắc Mê được thực hiện đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao giá trị hàng hóa làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Bài, ảnh: PHI ANH


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Yên Minh chú trọng phát triển sản phẩm OCOP
BHG - Thực hiện chương trình phát triển kinh tế nông thôn trọng tâm, huyện Yên Minh tập trung triển khai các giải pháp nhằm phát huy giá trị sản phẩm OCOP, đưa nông sản địa phương vươn xa.
29/11/2022
Khai mạc Không gian giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với công bố kết quả chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh năm 2022
BHG - Nằm trong chuỗi các sự kiện Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ VIII, tối 25.11, tại Quảng trường 26.3, Sở Công thương phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức Lễ khai mạc Không gian giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm hàng hóa nông nghiệp đặc trưng của tỉnh gắn với công bố kết quả chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang năm 2022.
26/11/2022
OCOP thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế nông thôn
BHG - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai đồng bộ tại huyện Bắc Quang đã trở thành giải pháp quan trọng để kinh tế nông thôn bứt phá theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị nông sản địa phương. Qua đó, không chỉ nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân mà còn tạo nền tảng vững chắc góp phần thực hiện thành công chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM).
24/01/2023
Khẳng định thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP vươn xa
 - Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, từ một cái tên xa lạ – OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm), trở nên gần gũi, quen thuộc đối với người sản xuất và tiêu dùng. Điều này cho thấy, OCOP đã trở thành hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại, khẳng định vị thế, thương hiệu nông sản đặc trưng trên dải đất biên cương cực Bắc.
24/01/2023