Huyện Đồng Văn có 15 sản phẩm OCOP được chứng nhận từ 3 sao trở lên

16:13, 28/06/2022

BHG - Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, huyện Đồng Văn tiếp tục phát huy các thế mạnh sẵn có của địa phương, tạo điều kiện cho các chủ thể đăng ký sản phẩm tham gia đánh giá cấp tỉnh. Đến nay, qua rà soát, huyện Đồng Văn đã có 15 sản phẩm OCOP được chứng nhận từ 3 sao trở lên.

Toàn cảnh làng văn hóa du lịch thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú đạt chứng nhận sản phẩm Làng du lịch Cộng đồng OCOP 4 sao.
Toàn cảnh Làng văn hóa du lịch thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú đạt chứng nhận sản phẩm Làng du lịch Cộng đồng OCOP 4 sao.

Năm 2022, huyện Đồng Văn có 16 sản phẩm của 11 chủ thể thuộc 6 xã, thị trấn tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Trong đó, có 9 sản phẩm đăng ký mới, 7 sản phẩm OCOP đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận. Những sản phẩm đăng ký mới đều là các sản phẩm đặc trưng có thế mạnh của huyện, có vùng nguyên liệu đủ lớn đáp ứng sản xuất hàng hóa, các tiêu chuẩn, điều kiện sản xuất đáp ứng các tiêu chí, điều kiện của chương trình. Qua quá trình đánh giá phân hạng, huyện Đồng Văn có 15 sản phẩm đã được chứng nhận sản phẩm OCOP, gồm 12 sản phẩm đạt 3 sao, 3 sản phẩm đạt 4 sao. 100% các chủ thể có sản phẩm chứng nhận OCOP hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Các sản phẩm chế biến thuộc nhóm ngành thực phẩm, đồ uống đều đáp ứng yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định. Hiện nay, có 14/15 sản phẩm đã thực hiện việc gắn logo OCOP, logo đối tác Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn lên bao bì sản phẩm và gắn logo lên bảng hiệu đối với sản phẩm Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú.

Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền các chủ thể phát triển các sản phẩm OCOP, xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm trên các nền tảng số, từng bước góp phần đưa sản phẩm nông sản của địa phương ra thị trường trong và ngoài nước.

Tin, ảnh: Thiện Ngay (Đồng Văn)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với kinh tế số

BHG - Phát triển sản phẩm OCOP gắn với kinh tế số là xu hướng tất yếu, bền vững của nền nông nghiệp hiện đại, hướng đến mục tiêu nâng tầm chất lượng, giá trị cho nông sản địa phương và khai thác tối đa lợi thế cuộc cách mạng 4.0 mang lại. Quá trình ấy đang được huyện Vị Xuyên cụ thể hóa bằng những bước đi vững chắc, tạo đà cho chuyển đổi số nông nghiệp trong tương lai.

31/12/2021
OCOP - cơ hội “vàng” cho nông sản
BHG - Với đặc trưng về khí hậu, thổ nhưỡng, Hà Giang có nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc sản được người tiêu dùng ưa chuộng. Do đó, chương trình OCOP được tỉnh ta xác định là hướng đi mới giúp người dân thay đổi tư duy sản xuất, hướng đến phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, nâng cao năng suất và giá trị cây trồng, vật nuôi, tạo “sức bật” để nông sản địa phương vươn tới các thị trường lớn ở trong và ngoài nước
28/02/2022
Mận máu - đặc sản Hoàng Su Phì

BHG - Mận máu là một trong những loại quả nổi tiếng và là đặc sản của huyện biên giới Hoàng Su Phì, thường được trồng ở các xã phía Bắc, những nơi có độ cao trên 1500m. Với khí hậu quanh năm mát mẻ, cây mận máu sinh trưởng dựa vào tự nhiên, gần như không có sự can thiệp của con người, cho ra những quả mận tươi ngon nhất vào dịp tháng 6, tháng 7 hàng năm. Nhờ vị ngọt đậm, thơm mát, mận máu đã trở thành cây trồng chủ lực ở Hoàng Su Phì, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

 

26/06/2021
Xín Mần phát triển sản phẩm OCOP
BHG - Phát huy lợi thế là địa phương có nhiều sản phẩm đặc trưng, có giá trị kinh tế và sức cạnh tranh cao trên thị trường. Ngay từ đầu năm, huyện Xín Mần xây dựng kế hoạch đẩy mạnh phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời tăng cường công tác truyền thông, quảng bá thương hiệu nhằm tăng giá trị, góp phần phát triển KT - XH của địa phương.
 
24/08/2021