Quản Bạ phát triển nghề dệt lanh truyền thống

09:50, 19/02/2020

BHG - Từ lâu, dệt lanh không chỉ là một nghề, một sản phẩm thuần túy mà nó còn là văn hóa, thấm đẫm những tinh túy của cuộc sống và tâm hồn người Mông trên Cao nguyên đá; trang phục vải lanh gắn liền với các lễ hội, ngày đặc biệt quan trọng trong đời sống của người Mông. Để gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa, huyện Quản Bạ đã đưa dệt lanh vào Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) và đạt được những thành công nhất định.

Sản phẩm của HTX lanh Cán Tỷ được nhiều khách hàng yêu thích.
Sản phẩm của HTX lanh Cán Tỷ được nhiều khách hàng yêu thích.

Dệt lanh là nghề thủ công có từ rất lâu đời của người Mông, không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân mà còn là sản phẩm được bán rộng rãi ở các địa phương trong và ngoài tỉnh. Mấy năm trở lại đây, các sản phẩm lanh của huyện Quản Bạ được thị trường đón nhận và vươn xa ra thế giới như: Pháp, Malaysia... Từ những cây lanh thô ráp, người phụ nữ Mông khéo léo may thành vỏ chăn, gối, khăn trải bàn, khăn trang trí, túi xách… được dùng ở nhiều nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng sang trọng.

Khôi phục nghề truyền thống không những bảo tồn được giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần phát triển KT-XH. Nhận thức được điều này, huyện Quản Bạ đã có nhiều chính sách hỗ trợ, khôi phục và phát triển nghề dệt lanh truyền thống. Năm 2018, khi tỉnh có chủ trương triển khai chương trình OCOP, sản phẩm lanh đã được huyện lựa chọn; năm 2019, sản phẩm lanh của HTX Cán Tỷ tham gia phân hạng OCOP cấp tỉnh và đạt hạng 4 sao. Đây là tiền đề giúp đưa sản phẩm lanh vươn xa tới nhiều thị trường trong và ngoài nước.

Trong quá trình bảo tồn và phát huy nghề dệt lanh đã xuất hiện điểm sáng như HTX lanh Cán Tỷ. Đã từng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức của cơ chế thị trường và sự giao thoa văn hóa làm cho nghề dệt lanh của địa phương đứng trước nguy cơ mai một, nhưng với lòng đam mê, tâm huyết, chị Giàng Thị Say đã thành lập HTX lanh Cán Tỷ. HTX có 28 thành viên, hoạt động hơn 14 năm, tạo việc làm cho nhiều phụ nữ; tùy từng công đoạn và độ khéo tay, mỗi lao động được trả tiền công từ 3 - 5 triệu đồng/tháng. Không chỉ phát triển các sản phẩm lanh, HTX còn tìm cách bảo tồn thông qua việc dạy nghề dệt lanh truyền thống cho thế hệ trẻ. Em Giàng Thị Mơ, thôn Hợp Tiến, xã Lùng Tám, chia sẻ: “Em học dệt vải lanh từ khi học lớp 6, mỗi năm cứ đến dịp Hè là em lại tham gia học lớp dệt vải và làm sản phẩm lanh; hiện, em có thể tự làm tất cả các khâu để tạo ra sản phẩm lanh”.

Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ, Sèn Thăng Long cho biết: Để phát triển nghề dệt lanh truyền thống, huyện đã tổ chức Lễ hội nghề thêu, dệt lanh, mở rộng làng nghề. Không chỉ phát triển nghề truyền thống đơn thuần, huyện Quản Bạ còn chủ trương kết hợp với du lịch làng nghề, du khách đến tham quan không chỉ ngắm cảnh, nơi sản xuất mà còn được tham gia công đoạn sản xuất sản phẩm.

Bài, ảnh:  LÊ HẢI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vị Xuyên "đánh thức" tiềm năng cây chè

BHG - Được xác định là một trong những cây trồng thế mạnh của huyện, những năm qua, Vị Xuyên đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách nhằm "đánh thức" tiềm năng cây chè.  Tổng diện tích chè hiện nay của toàn huyện là 3.674 ha; trong đó, diện tích cho thu hoạch 3.420 ha; năng suất chè búp tươi bình quân đạt 39,2 tạ/ha, sản lượng đạt 13.409 tấn/năm, tập trung tại các xã: Cao Bồ, Thượng Sơn, Quảng Ngần, Phương Tiến, Lao Chải, Xín Chải, Thanh Thủy...

29/11/2019
Yên Minh phát huy giá trị các sản phẩm chủ lực

BHG - Huyện Yên Minh có 18 xã, thị trấn với nhiều sản phẩm đặc trưng của các địa phương đã và đang dần khẳng định được thương hiệu. Thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện đang vận dụng linh hoạt, tận dụng nguồn lực hỗ trợ để phát huy giá trị và xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm chủ lực. Đề án OCOP được tỉnh triển khai từ năm 2018 và lựa chọn huyện Quản Bạ thực hiện thí điểm; từ đó, rút kinh nghiệm triển khai trên toàn tỉnh.

29/10/2019
Cao trà và duyên nợ người con gái Hà thành

BHG - "Từ xưa đến nay, chúng ta đều có thói quen uống chè (trà) xanh, chè khô nhưng chưa từng nghĩ sẽ có ngày được thưởng thức Cao trà  cho đến khi sản phẩm độc đáo này xuất hiện. Đây không những là thức uống quý tộc mà còn là dòng trà dược quý, tốt cho sức khỏe". Đó là nhận xét tâm đắc của nhiều chuyên gia, người thưởng trà trong và ngoài tỉnh khi nói về sản phẩm độc đáo Cao trà.

 

28/12/2019
Mèo Vạc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2019

BHG - Vừa qua, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Mèo Vạc tổ chức xây dựng hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2019, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện bao bì, nhãn mác và hoàn thiện hồ sơ tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP của tỉnh.

 

28/10/2019