Quản Bạ sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn OCOP

09:33, 12/11/2019

BHG - Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được triển khai trên địa bàn huyện Quản Bạ từ năm 2018 gắn với mục tiêu xây dựng Nông thôn mới và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp. Đến nay, số sản phẩm đạt chuẩn tăng lên, nhiều doanh nghiệp, HTX đã tận dụng và phát huy được tiềm năng, thế mạnh của sản phẩm nông nghiệp.

Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Quản Bạ, Phạm Ngọc Pha cho biết: Triển khai Chương trình OCOP, huyện đã ban hành nghị quyết, chỉ đạo thành lập Ban Điều hành Đề án OCOP cấp huyện, xã; phối hợp với Tổ tư vấn Đề án OCOP của tỉnh xác định, lựa chọn sản phẩm, nhóm sản phẩm thế mạnh; tổ chức truyền thông, kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; tham quan, học tập kinh nghiệm; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký, hoàn thiện sản phẩm, hồ sơ tham gia; xây dựng trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm...

Việc thực hiện đề án trong thực tế vẫn còn một số khó khăn do nhận thức, cách thức triển khai chưa đồng nhất, đòi hỏi nhiều thời gian. Bên cạnh đó, hầu hết các sản phẩm đăng ký đều là sản phẩm thô, hàm lượng khoa học thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao, mức độ liên kết tiêu thụ sản phẩm chưa bền vững. Việc giải ngân nguồn kinh phí thực hiện đề án khó khăn do chưa có căn cứ cụ thể. Phòng Nông nghiệp huyện đã tham mưu, lựa chọn và hỗ trợ phát triển, hoàn thiện sản phẩm của các tổ chức, cá nhân, góp phần phát triển sản xuất gắn với chế biến, nâng cao chất lượng, giá trị theo hướng hàng hóa.

Phát huy lợi thế về các loại đặc sản, sản phẩm nông nghiệp đặc thù, huyện Quản Bạ đã có 27 chủ thể (gồm 12 HTX, 1 tổ hợp tác, 14 chủ thể là các hộ dân) đăng ký 37 sản phẩm tham gia OCOP; trong đó, có 8 ý tưởng sản phẩm, 29 sản phẩm đã có. Qua đánh giá, có 13 sản phẩm đạt 4 sao, 2 sản phẩm đạt 3 sao và 14 sản phẩm đạt 2 sao. Huyện đã lựa chọn 16 sản phẩm đủ điều kiện tham gia Đề án OCOP từ nay đến năm 2020; các sản phẩm còn lại tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng tham gia vào những năm tiếp theo. Đặc biệt, trong năm nay, huyện phấn đấu thực hiện đạt chuẩn 16 sản phẩm, gồm: Mật ong hoa Xuyến chi, mật ong rừng, mật ong Bạc hà, trà gừng Cao nguyên đá, trà Giảo cổ lam, chè Shan tuyết, Bản Shan trà, Hồng không hạt, rượu ngô Thanh Vân, rượu Pú Y, cao Atiso, cao Ống bẻ Atiso, cao Mạnh gân, cồn xoa bóp, dầu Tía tô trắng, lanh thổ cẩm. Bên cạnh đó, huyện đã hoàn thành việc xây dựng và đưa Trung tâm Trưng bày và giới thiệu sản phẩm OCOP vào hoạt động; hỗ trợ trồng dược liệu với số tiền 975 triệu đồng/4 hộ; hỗ trợ xây dựng vườn ươm cây giống dược liệu 500 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng nhà xưởng sơ chế, bảo quản dược liệu 500 triệu đồng; hỗ trợ phát triển nuôi ong với số tiền 1.440 triệu đồng/16 hộ. Qua đó, các tập thể, cá nhân tích cực phát triển sản xuất, xây dựng sản phẩm đáp ứng đủ các điều kiện. 

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP không thể nóng vội, phải bền bỉ và liên tục theo chu trình để thúc đẩy sự sáng tạo của người dân. Cần phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và người dân, trọng tâm là vai trò của đội ngũ cán bộ chuyên trách, các chuyên gia và tổ chức kinh tế. Trong đó, xác định sản xuất phải gắn với thị trường do đó cần thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, quảng bá và giới thiệu sản phẩm; sản xuất trên cơ sở hợp đồng bao tiêu sản phẩm; tiến hành chuẩn hóa sản phẩm và liên kết với các điểm bán hàng, các trung tâm giới thiệu sản phẩm, siêu thị... Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi, giảm thủ tục hành chính, ưu đãi tài chính cho các doanh nghiệp, HTX và người dân phát triển sản xuất hiệu quả.

LÊ HẢI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Yên Minh phát huy giá trị các sản phẩm chủ lực

BHG - Huyện Yên Minh có 18 xã, thị trấn với nhiều sản phẩm đặc trưng của các địa phương đã và đang dần khẳng định được thương hiệu. Thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện đang vận dụng linh hoạt, tận dụng nguồn lực hỗ trợ để phát huy giá trị và xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm chủ lực. Đề án OCOP được tỉnh triển khai từ năm 2018 và lựa chọn huyện Quản Bạ thực hiện thí điểm; từ đó, rút kinh nghiệm triển khai trên toàn tỉnh.

29/10/2019
Quản Bạ nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP

BHG - Chất lượng đảm bảo, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phân phối rộng rãi..., là những tiêu chí mà huyện Quản Bạ đã và đang tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, nhằm khẳng định thương hiệu và trở thành thói quen tiêu dùng trong đời sống hàng ngày của người dân. Thời gian qua,  huyện Quản Bạ đã triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển các sản phẩm OCOP chủ lực; qua đó...

29/08/2019
Mèo Vạc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2019

BHG - Vừa qua, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Mèo Vạc tổ chức xây dựng hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2019, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện bao bì, nhãn mác và hoàn thiện hồ sơ tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP của tỉnh.

 

28/10/2019
Xín Mần với hướng đi vững chắc cho sản phẩm OCOP

BHG - Để phát huy hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn, UBND huyện Xín Mần đã ban hành quyết định thành lập Ban điều hành OCOP, đồng thời trực tiếp bám sát, chỉ đạo và cùng các xã, thị trấn thực hiện. Năm 2018, tại Hội nghị triển khai, tập huấn và tư vấn Chương trình OCOP; huyện đã tiếp nhận 26 ý tưởng và được Ban điều hành đánh giá tính phù hợp và trình UBND tỉnh 14 ý tưởng

27/09/2019