Độc đáo Mật ong Hoa Xuyến Chi Quản Bạ

09:39, 17/04/2019

BHG - Mật ong Hoa Xuyến Chi là sản phẩm được phát triển bởi HTX Mật ong dược liệu Thanh Vân (Quản Bạ) và là sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP của tỉnh với nhãn hiệu mật ong Hoa Xuyến Chi. Với mục tiêu thực hiện hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Quản Bạ đã chú trọng chuẩn hóa các sản phẩm, tạo ra những thương hiệu nông sản địa phương có giá trị; đóng góp vào sự phát triển KT - XH của địa phương.

Sản phẩm Mật ong Hoa Xuyến Chi của HTX Mật ong dược liệu Thanh Vân, xã Thanh Vân (Quản Bạ).
Sản phẩm Mật ong Hoa Xuyến Chi của HTX Mật ong dược liệu Thanh Vân, xã Thanh Vân (Quản Bạ).

Thanh Vân là xã vùng cao, có khí hậu trong lành, với diện tích che phủ rừng lớn, hoa cỏ đa dạng… Đặc biệt, ở đây nhiệt độ quanh năm mát mẻ, về mùa Đông khá lạnh, thuận lợi cho việc trồng và sinh trưởng của nhiều loại dược liệu, hoa rừng; trong đó có Hoa Xuyến Chi. Phát huy nghề nuôi ong truyền thống ở địa phương, HTX Mật ong dược liệu Thanh Vân đã đầu tư nuôi ong, nhằm tận dụng những cánh đồng hoa mọc tự nhiên theo các mùa trong năm để cho sản phẩm mật ong với chất lượng độc đáo.

Giám đốc HTX Mật ong dược liệu Thanh Vân, Tráng Thìn Lù, chia sẻ: “Chúng tôi làm nghề nuôi ong từ rất lâu, nhưng để mở rộng quy mô và nâng cao trình độ sản xuất thì mới bắt đầu từ năm 2016; khi huyện Quản Bạ có chủ trương khuyến khích thành lập HTX Nông nghiệp. Đến nay HTX có 10 thành viên, với số vốn đầu tư ban đầu khoảng 600 triệu đồng; để nâng cao trình độ sản xuất, HTX đã đầu tư mua máy móc, gồm: Máy triết rót, máy vắt, quay mật, máy đóng chai, in tem mác… Nhờ có các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa của tỉnh, chúng tôi được vay vốn ưu đãi theo Nghị quyết số 209 của HĐND tỉnh để mở rộng quy mô đàn ong từ 100 tổ lên 560 tổ. Mỗi năm xuất ra thị trường hơn 2 nghìn lít mật ong các loại, được khách hàng nhiều nơi ưa chuộng, tin dùng”.

Để giữ được thương hiệu cũng như chất lượng của mật ong, các thành viên trong HTX phải cam kết đúng cách nuôi ong tự nhiên, không cho ong ăn đường và các chất hóa học khác để giữ chất lượng mật ong ổn định. Được biết, công dụng của mật ong là làm tăng sức dẻo dai, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, chống nhiễm khuẩn, an thần, hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp, có khả năng sát khuẩn, nhanh chóng liền sẹo... Các tác dụng về thẩm my, như: Làm sạch và cho làm da mềm mại, chống khô môi. Mật ong của HTX đã có mặt trên thị trường trong tỉnh và Hà Nội. Đây là một trong số ít sản phẩm tham gia Chương trình OCOP của địa phương có địa bàn tiêu thụ rộng.

Đặc biệt, từ năm 2017, được sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng của huyện, tỉnh; HTX đã đăng ký thành công nhãn mác cho sản phẩm Mật ong Hoa Xuyến Chi và đăng ký mã vạch, có tem điện tử để khách hàng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Nhờ sự hỗ trợ đầu tư chuẩn hóa các tiêu chí mà sản phẩm mật ong Hoa Xuyến Chi có đủ khả năng tham gia các thị trường ngoài tỉnh, làm tăng giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm. Để tiếp tục phát triển mạnh mẽ các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường, huyện Quản Bạ tiếp tục đầu, tư hỗ trợ các HTX đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quảng bá sản phẩm và công nghệ…, góp phần “chắp cánh” cho các sản phẩm của địa phương ngày một vươn xa hơn.

Bài, ảnh:  LÊ HẢI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Về với vùng hồi Bắc Mê

BHG - Thôn Nà Nôm, xã Đường Âm – nơi khởi điểm hình thành vùng trồng cây Hồi tại Bắc Mê những ngày này luôn ngập tràn hương thơm ngào ngạt. Với đặc điểm nằm trong vùng khí hậu ôn đới, những năm qua cây Hồi đã bước đầu đem lại giá trị kinh tế, từng bước giúp người dân nơi đây thoát nghèo. Ông Phùng Văn Hỏn, người đầu tiên đưa cây Hồi về trồng thử nghiệm tại thôn Nà Nôm cho biết: "Cách đây 10 năm, khi đi làm tại tỉnh Cao Bằng, thấy người dân nơi đây trồng rất nhiều Hồi, giá thành sản phẩm cao, tôi đã mua cây giống về để trồng thử; không ngờ cây Hồi rất hợp với thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây. 

30/11/2018
Sủng Máng phát huy nghề may trang phục truyền thống

BHG - Trong rất nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp trên Cao nguyên đá, nghề may trang phục truyền thống của dân tộc Dao, Mông ở xã Sủng Máng (Mèo Vạc) đang được nhiều hộ dân gìn giữ, phát huy và đem lại nguồn thu nhập ổn định. Sủng Máng hiện có 529 hộ, 2.864 khẩu; trong đó, trên 55% hộ nghèo và đa phần bà con nơi đây sinh sống phụ thuộc vào chăn nuôi, trồng trọt. Trong khi điều kiện thời tiết và địa hình rất khắc nghiệt, đất canh tác ít, nước sinh hoạt luôn trong tình trạng thiếu trầm trọng… Chính vì vậy, một số thôn của xã đẩy mạnh phát triển nghề may trang phục truyền thống nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. 

28/11/2018
Ớt gió Đồng Văn – Sản phẩm đặc trưng của Cao nguyên đá

BHG - Trước nhu cầu tiêu thụ mạnh, giá bán khá cao, những năm gần đây nhiều gia đình ở thị trấn Đồng Văn (Đồng Văn) đã chủ động phát triển mạnh cây Ớt gió nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ du lịch và tăng thu nhập; góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân nơi đây.

26/11/2018
Bánh Pá Pá của đồng bào Mông ở thị trấn Đồng Văn

BHG - Ẩm thực trên Cao nguyên đá được biết đến với những bát thắng cố nghi ngút khói, hay bát mèn mén thơm lừng. Song it ai biết đồng bào Mông trên mảnh đất địa đầu còn có nghề làm bánh truyền thống từ rất lâu đời. Nghề làm bánh không biết có từ bao giờ, chỉ biết rằng bánh mà đồng bào làm ra được gọi bằng cái tên rất mộc mạc, bánh Pá Pá. Bánh Pá Pá thể hiện một phần văn hóa ẩm thực đặc sắc và cũng mang lại nguồn thu nhập khá, giúp cải thiện đời sống cho người dân nơi đây. Năm 2017, Tổ hội nghề nghiệp làm bánh truyền thống thị trấn Đồng Văn được thành lập với 15 thành viên, ở 2 thôn Hấu Đề và Má Tìa đã tạo điều kiện cho bánh truyền thống được quảng bá rộng rãi và phát triển hơn. 

24/11/2018