Hiệu quả bước đầu thực hiện Đề án "Mỗi xã một sản phẩm" ở Mèo Vạc

09:06, 18/01/2019

BHG - Với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền huyện Mèo Vạc trong thực hiện Quyết định số 500/QĐ-UBND ngày 23.3.2018 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2030 (OCOP), sau gần một năm triển khai thực hiện Đề án OCOP đã có những hiệu quả bước đầu.

Anh Hoàng A Páo (bên phải) giới thiệu sản phẩm mật ong Bạc hà cho du khách.
Anh Hoàng A Páo (bên phải) giới thiệu sản phẩm mật ong Bạc hà cho du khách.

Với mục tiêu đến năm 2020, trên địa bàn huyện Mèo Vac có từ 3 – 5 sản phẩm thế mạnh tập trung vào các nhóm sản phẩm, thực phẩm như: Hoa quả ôn đới; dược liệu; nhóm đồ uống; sản phẩm làng nghề truyền thống phát triển du lịch và nhóm sản phẩm du lịch cộng đồng. Đến năm 2025, 100% các xã, thị trấn đều có từ 1 – 2 sản phẩm trở lên và tính cạnh tranh cao tham gia thị trường; các sản phẩm có sự khác biệt mang đặc thù gắn với truyền thống, văn hóa, xã hội và điều kiện tự nhiên của huyện. Do đó, huyện Mèo Vạc tập trung mạnh vào công tác lãnh, chỉ đạo; đẩy mạnh tuyên truyền, đồng thời đổi mới về nội dung, hình thức nhằm làm thay đổi căn bản nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân để hiểu rõ về lợi ích của đề án. Thành lập hệ thống chỉ đạo, điều hành thực hiện đề án cấp huyện, xã; nâng cao hiệu quả công tác tập huấn, đào tạo nâng trình độ quản lý, kiến thức sản xuất cho các doanh nghiệp, HTX và hệ thống cán bộ quản lý. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn dưới hình thức dạy nghề ngắn hạn, nghề truyền thống, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ… Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ du lịch có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước. Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm và đầu tư xây dựng các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng dây chuyền, thiết bị tiên tiến để sản xuất, chế biến các sản phẩm đặc trưng của địa phương; lựa chọn các sản phẩm OCOP của huyện tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại để giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước; huy động tối đa các nguồn lực đầu tư tham gia vào Đề án OCOP; vận dụng linh hoạt các chính sách của T.Ư, tỉnh và nội lực của huyện để triển khai hiệu quả các phương án, dự án, kế hoạch trên tất cả các lĩnh vực.

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, hiện nay, trên địa bàn huyện có nhiều sản phẩm thế mạnh có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, như: Nhóm sản phẩm, thực phẩm: Mật ong Bạc hà, thịt bò khô, đậu tương hoa kiều, thịt chua, gạo DS1, gạo Khẩu mang, khoai lang Tím, tinh bột nghệ, lợn đen Lũng Pù, gà xương đen, thịt bò khô, lê xanh. Nhóm may mặc, như: Sản phẩm trang phục dân tộc, thêu, dệt thổ cẩm dân tộc Lô Lô, may mặc, thêu dệt dân tộc Nùng, kén tằm. Nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, gồm: Làng Văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi; Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Tát Ngà, xã Tát Ngà; tua du lịch lòng hồ Thủy điện Nho Quế I. Nhóm đồ uống, gồm: Rượu ngô men lá Chí Sán; rượu ngô men lá Mê cung đá. Nhóm đồ lưu niệm, trang trí nội thất, gồm: Khèn, muôi gỗ, chậu gỗ của dân tộc Mông và nhóm dược liệu là sản phẩm cây Xọm đen, Giảo cổ lam…

Với thế mạnh của các sản phẩm truyền thống, xã Tả Lủng chọn hai sản phẩm, gồm: Mật ong Bạc hà và rượu ngô men lá Chí Sán của HTX dịch vụ nông nghiệp Tả Lủng làm sản phẩm đặc trưng của địa phương. Giám đốc HTX, Hoàng A Páo, chia sẻ: Nhằm phát triển sản phẩm của HTX, chúng tôi đã xây dựng phương án sản xuất, đóng gói bao bì, quảng bá rộng rãi sản phẩm trên thị trường; liên kết sản xuất với người dân, các HTX, doanh nghiệp; cũng như liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm. Trong thời gian tới, HTX tiếp tục phát triển thêm một số sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Đồng chí Ma Quốc Trưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc, cho biết: Thực hiện Đề án OCOP, huyện đã có những sản phẩm đặc trưng riêng. Song bên cạnh đó, huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai và thực hiện, như: Sản lượng các sản phẩm truyền thống tại các làng nghề đạt thấp, khả năng thương mại hóa còn hạn chế và khó tiêu thụ; chất lượng sản phẩm không ổn định, nên chưa đáp ứng nhu cầu thị của người dùng; lao động ở các làng nghề truyền thống hầu như chưa được đào tạo để có thể tiếp nhận, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; việc liên kết sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm truyền thống còn chưa hiệu quả; chưa có các cơ chế, chính sách đủ mạnh hỗ trợ về vốn và đào tạo nhân lực…

Bài, ảnh:  HOÀNG TUYẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Về với vùng hồi Bắc Mê

BHG - Thôn Nà Nôm, xã Đường Âm – nơi khởi điểm hình thành vùng trồng cây Hồi tại Bắc Mê những ngày này luôn ngập tràn hương thơm ngào ngạt. Với đặc điểm nằm trong vùng khí hậu ôn đới, những năm qua cây Hồi đã bước đầu đem lại giá trị kinh tế, từng bước giúp người dân nơi đây thoát nghèo. Ông Phùng Văn Hỏn, người đầu tiên đưa cây Hồi về trồng thử nghiệm tại thôn Nà Nôm cho biết: "Cách đây 10 năm, khi đi làm tại tỉnh Cao Bằng, thấy người dân nơi đây trồng rất nhiều Hồi, giá thành sản phẩm cao, tôi đã mua cây giống về để trồng thử; không ngờ cây Hồi rất hợp với thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây. 

30/11/2018
Sủng Máng phát huy nghề may trang phục truyền thống

BHG - Trong rất nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp trên Cao nguyên đá, nghề may trang phục truyền thống của dân tộc Dao, Mông ở xã Sủng Máng (Mèo Vạc) đang được nhiều hộ dân gìn giữ, phát huy và đem lại nguồn thu nhập ổn định. Sủng Máng hiện có 529 hộ, 2.864 khẩu; trong đó, trên 55% hộ nghèo và đa phần bà con nơi đây sinh sống phụ thuộc vào chăn nuôi, trồng trọt. Trong khi điều kiện thời tiết và địa hình rất khắc nghiệt, đất canh tác ít, nước sinh hoạt luôn trong tình trạng thiếu trầm trọng… Chính vì vậy, một số thôn của xã đẩy mạnh phát triển nghề may trang phục truyền thống nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. 

28/11/2018
Đặc sản chè Bản Vẽ, đậm đà hương vị "đèo Gió, thác Tiên"

BHG - Thôn Bản Vẽ cách trung tâm xã Nà Chì (huyện Xín Mần) khoảng 5 km về phía Tây Bắc, nơi đây trồng và chế biến một loại chè đặc sản, đang từng bước tạo dựng uy tín của riêng mình và được người tiêu dùng đón nhận. Nằm cuối phía Tây rặng Tây Côn Lĩnh và nơi bắt đầu khu rừng đèo Gió, cửa ngõ đến trung tâm huyện Xín Mần; Nơi dòng Nậm Luông (theo tiếng Tày có nghĩa là "dòng suối lớn") bắt nguồn từ dãy núi Hoàng Liên Sơn chạy qua huyện Bắc Hà (Lào Cai) rồi chảy dọc thôn Bản Vẽ. Với khí hậu mát mẻ quanh năm cùng với điều kiện thổ nhưỡng tốt đã ban cho cây chè ở nơi đây hương vị riêng biệt...

28/09/2018
Hà Giang, danh tiếng miền chè Shan - Kỳ cuối: Đi tìm các "cụ" chè Shan khổng lồ

BHG - Nhắc đến Hà Giang, đầu tiên mọi người sẽ nhắc đến miền đất chè. Nếu có niềm đam mê khám phá, ngoài việc được thưởng thức những hương chè riêng, lạ, bạn có thể bắt gặp nhiều điều đặc biệt từ những vùng chè nơi đây. Một trong những điều đặc biệt, đó là bạn có thể tận thấy những cây chè cổ thụ, khổng lồ hàng trăm tuổi, được coi là những di sản sống, biểu tượng cho lịch sử và sự phát triển của vùng chè Shan Hà Giang.

 

27/09/2018