Đảm bảo tiến độ các dự án từ nguồn vốn ODA

17:39, 28/02/2018

BHG - Tính đến cuối năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 21 chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài được thực hiện. Trong đó, 6 dự án do UBND tỉnh là cơ quan chủ quản, 15 dự án do các bộ, ngành T.Ư làm chủ quản, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; các dự án đã góp phần tích cực vào sự phát triển KT - XH của tỉnh.

Tuyến đường từ xã Trung Thành (Vị Xuyên) đi cầu Tân Quang (Bắc Quang) được nâng cấp, rải nhựa, dự án do JICA tài trợ.
Tuyến đường từ xã Trung Thành (Vị Xuyên) đi cầu Tân Quang (Bắc Quang) được nâng cấp, rải nhựa, dự án do JICA tài trợ.

Trong giai đoạn từ năm 2013 - 2017, tỉnh ta đã ký, tiếp nhận 1.513 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA và vay ưu đãi của 11 nhà tài trợ để thực hiện các dự án trên. Năm 2017, Ban vận động ODA đã hoàn tất thủ tục, kịp thời đàm phán 2 dự án vay vốn ADB gồm: Chương trình phát triển các đô thị loại II (đô thị xanh) - Tiểu dự án tại Hà Giang do UBND thành phố là chủ đầu tư và dự án Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc do Sở Kế hoạch & Đầu tư làm chủ đầu tư. Đồng thời tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn do không được giao kế hoạch vốn nước ngoài năm 2017, gồm 2 dự án, với gần 35 tỷ đồng. Các nguồn vốn ODA được tỉnh ưu tiên sử dụng cho các lĩnh vực hạ tầng giao thông, phát triển y tế, giáo dục, nông nghiệp - nông thôn, xóa đói giảm nghèo và nâng cao năng lực.

Theo đánh giá của Ban vận động ODA tỉnh, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong thi công các dự án; nhưng tiến độ giải ngân và thi công các dự án vẫn được đảm bảo. Để làm tốt công tác huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA, các thành viên Ban vận động ODA tỉnh luôn tích cự,  chủ động phối kết hợp tốt trong công tác vận động, thu hút nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài. Chủ động tham mưu cho Thường trực UBND tỉnh các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận động, thu hút, quản lý và thực hiện các chương trình, dự án.

Kế hoạch năm 2017, các chương trình, dự án đã được phân bổ là 470,9 tỷ đồng; trong đó, vốn ODA 357,5 tỷ đồng, vốn đối ứng 113,4 tỷ đồng. Tiến hành giải ngân 416,8 tỷ đồng, đạt 88,5% so với kế hoạch năm. Trong đó, vốn ODA là 328,8 tỷ đồng, vốn đối ứng 87,96 tỷ đồng. Những dự án ODA đang triển khai được thực hiện đúng quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, tuân thủ hồ sơ thiết kế phê duyệt. Trong năm, trên địa bàn tỉnh đã có 2 dự án được phê duyệt, 2 dự án đã đàm phán, 5 dự án đang xây dựng hồ sơ. Các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn như: Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc đã thực hiện hoàn thành và quyết toán. 2 dự án đang triển khai thi công gồm: Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) đã trao hợp đồng và triển khai thi công cho 4/15 gói thầu và Dự án Sửa chữa, nâng cao an toàn đập (WB8); Chi cục Quản lý lâm nghiệp được giao quản lý thực hiện Dự án Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm chất thải CO2 (KfW8) được triển khai theo đúng tiến độ và hoàn thành 100% kế hoạch được phê duyệt, với các hoạt động chủ yếu: Quỹ phát triển thôn, bản tại 26 thôn; phân vùng bảo vệ cho 31/31 thôn, bản; tổ chức tuần tra rừng tại 44/44 thôn, thống nhất và thực hiện bảo tồn tại 7 thôn thuộc Khu bảo tồn loài và sinh vật cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca...

Đối với các dự án đường giao thông đã hoàn thành đúng hồ sơ được duyệt, nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng 2 công trình cải tạo, nâng cấp đường Vĩnh Tuy - Yên Bình (ĐT.183) huyện Bắc Quang đi Quang Bình; đường Minh Ngọc  - Mậu Duệ (ĐT.176A). Dự án Nâng cấp đường Đông Hà - Cán Tỷ (Quản Bạ) đến Lao Và Chải (Yên Minh) do Quỹ Saudi - Vương quốc Ả rập xê - út tài trợ đã hoàn thành các hạng mục theo đúng hồ sơ ban đầu. Công trình Trạm Y tế Xín Cái (Mèo Vạc) do chương trình hỗ trợ chính sách ngành Y tế, do Liên minh châu Âu tài trợ; Dự án đầu tư từ nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ai Len cho các xã đặc biệt khó khăn và các chương trình do Quỹ toàn cầu phòng, chống sốt rét, Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) do IFAD tài trợ đều được thực hiện đúng quy trình, giải ngân đúng kế hoạch; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thông thương và thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn...

Nguồn vốn ODA không chỉ góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo và phát triển KT - XH của địa phương, mà còn có tác dụng nâng cao trình độ khoa học, công nghệ và thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác. Nhằm nâng cao hiệu quả huy động, sử dụng nguồn vốn ODA cho đầu tư xây dựng cơ bản và đảm bảo công tác quản lý các chương trình, dự án ODA đạt hiệu quả, tiết kiệm về tài chính, nguồn nhân lực và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án theo cam kết của các nhà tài trợ. Các thành viên Ban vận động và các cấp, ngành của tỉnh cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các dự án; làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, nâng cao năng lực của các chủ đầu tư; tập trung nguồn lực thi công đúng tiến độ và thực hiện nghiêm các hiệp định, hợp đồng đã ký kết... Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến, Trưởng Ban vận động ODA của tỉnh phát biểu tại Hội nghị Tổng kết công tác vận động, quản lý nguồn vốn ODA năm 2017.

Bài, ảnh: VĂN LONG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cần tháo gỡ khó khăn trong bàn giao, tiếp nhận lưới điện nông thôn

BHG- Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 60 công trình lưới điện hạ áp (LĐHA) nông thôn được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao cho Công ty Điện lực Hà Giang quản lý, vận hành, đã gây nhiều khó khăn cho chủ đầu tư và ngành Điện trong việc quản lý, còn người dân phải mua điện giá cao; ngành Điện bán hàng theo hình thức nhiều hộ dùng chung công tơ tổng.

26/04/2017
Công ty Điện lực Hà Giang khắc phục 1.048 sự cố đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định trong mùa mưa bão

BHG- Trong 9 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn tình ta xảy ra nhiều đợt mưa to, sấm sét do hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, do các cơn bão gây ra làm hư hỏng thiết bị điện, đường dây truyền tải điện, trên hệ thống thiết bị, lưới điện do Công ty Điện lực Hà Giang quản lý đã xảy ra 1.048 sự cố, tăng 151 vụ so với cùng kỳ năm 2016. 

25/09/2017
Phát triển hạ tầng giao thông: Trân trọng mọi nguồn

Xuân 2017 - Quốc lộ 34 - tuyến đường huyết mạch nối thành phố Hà Giang và huyện Bắc Mê, mấy năm gần đây thực sự trở thành nỗi khiếp đảm đối với mỗi người khi tham gia giao thông. Do lưu lượng xe tải trọng lớn qua lại nhiều, tiêu chuẩn kỹ thuật đường không đáp ứng được khiến kết cấu mặt đường nhanh chóng bị phá vỡ, xuống cấp nghiêm trọng.

25/01/2017
Công ty Cổ phần Cơ khí & Khoáng sản: Kinh doanh nhạy bén,duy trì tăng trưởng sản xuất

Xuân 2017 - Sức khoẻ nền kinh tế toàn cầu chưa hoàn toàn hồi phục, sự cạnh tranh trong thế giới hội nhập ngày càng trở nên khó khăn hơn. Làm thế nào để cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực khai thác và xuất khẩu khoáng sản trong nước và quốc tế. Đồng thời, duy trì sản xuất hiệu quả, tạo công ăn, việc làm cho người lao động và đóng góp cho ngân sách Nhà nước!?

25/01/2017