Sản lượng cây ăn quả có múi năm 2024 ước đạt hơn 54.000 tấn

19:34, 18/12/2024

BHG - Vào thời điểm này, các vùng trồng cây ăn quả có múi trên địa bàn toàn tỉnh đang bước vào vụ thu hoạch rộn ràng. Với tổng diện tích khoảng trên 4.350 ha, sản lượng các loại cây ăn quả có múi năm 2024 ước đạt hơn 54.000 tấn.

Lãnh đạo huyện Quang Bình kiểm tra mô hình phục hồi cam Sành tại xã Yên Hà.
Lãnh đạo huyện Quang Bình kiểm tra mô hình phục hồi cam Sành tại xã Yên Hà.

Hiện nay, vùng trồng cây ăn quả có múi tập trung chủ yếu tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Cam Sành và cam Vinh là 2 loại cây chủ lực, chiếm 87% tổng diện tích cây ăn quả, còn lại là cây quýt, bưởi và chanh. Đa số các loại cây đều đang vào vụ thu hoạch. Theo các nhà vườn, giá bán cam Vàng trung bình đạt 15.000 đồng/kg; giá bán cam Sành đầu vụ đạt 15.000 - 20.000 đồng/kg.

Thời gian qua, ngành Nông nghiệp đã phối hợp với các huyện triển khai hiệu quả các chương trình, dự án phát triển cây ăn quả có múi. Trong đó, xây dựng các mô hình chuyển đổi diện tích cam Sành già cỗi, sâu bệnh và trồng phân tán, không tập trung, không đúng quy hoạch sang trồng cây khác; xây dựng vườn cam mẫu canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc hữu cơ gắn với phát triển du lịch. Đồng thời, đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, khai thác và phát huy giá trị thương hiệu, chỉ dẫn địa lý của vùng trồng cam. Thông qua Đề án phát triển bền vững cây cam Sành giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh đã có 394 hộ được vay vốn với tổng số tiền hơn 33,7 tỷ đồng để đầu tư, cải tạo 633 ha cam Sành.

So với mọi năm, năm nay thị trường tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả có múi tương đối ổn định. Đặc biệt, sản phẩm cam Sành tiếp tục được các huyện chủ động xúc tiến, giới thiệu, quảng bá, phân phối vào các chợ đầu mối, hệ thống siêu thị lớn, các sàn thương mại điện tử với mong muốn một vụ thu hoạch được giá, mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân.

Tin, ảnh: MỘC LAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giữ vững thương hiệu mật ong Bạc hà trên Cao nguyên đá
BHG - Cao nguyên đá Đồng Văn không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc mà còn được biết đến với nhiều sản phẩm nông sản tiêu biểu, trong đó có mật ong Bạc hà – một thương hiệu độc nhất vô nhị, gắn liền với Chỉ dẫn địa lý (CDĐL). Để giữ vững thương hiệu này, tỉnh đã triển khai, thực hiện nhiều giải pháp, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng tầm giá trị sản phẩm.
18/12/2024
Công nhận 6 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024
BHG - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1730 về việc công nhận và cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024 cho 6 sản phẩm trên địa bàn tỉnh.
17/12/2024
Phát triển lâm nghiệp bền vững tiến tới khai thác lợi thế từ tín chỉ các bon
BHG - Hà Giang, một trong những tỉnh có tỷ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước, với diện tích rừng lên đến 470.103 ha, tương đương với tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 59%. Rừng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, giữ nước, hạn chế thiên tai mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo sinh kế bền vững cho người dân.
17/12/2024
Điểm sáng từ mô hình chuyển đổi quản lý chợ nhà nước sang doanh nghiệp
BHG - Sau hơn 5 năm hoạt động theo mô hình chuyển đổi từ quản lý nhà nước sang doanh nghiệp, chợ Cốc Pài tại huyện Xín Mần đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực, minh chứng cho sự hiệu quả của phương thức quản lý mới.
17/12/2024