Lực lượng tiên phong làm kinh tế ở Phố Là

20:01, 03/10/2024

BHG - Những năm qua, đội ngũ người có uy tín ở các địa phương trong huyện Đồng Văn đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tại xã Phố Là, đội ngũ này cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động người dân thi đua lao động, sản xuất, nêu gương, đi đầu trong phát triển kinh tế. Nhờ đó, đến nay đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hay và hiệu quả, lan tỏa ý chí tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của bà con các dân tộc nơi đây.

Người có uy tín Trương Văn Chính, thôn Phố Là B chăm sóc đàn lợn.
Người có uy tín Trương Văn Chính, thôn Phố Là B chăm sóc đàn lợn.

Phố Là là xã biên giới của huyện Đồng Văn, có trên 90% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số như Mông, Tày, Hoa... và dân tộc rất ít người như Pu Péo. Những năm qua, người có uy tín tại các thôn trên địa bàn xã chủ yếu tập trung tuyên truyền, vận động bà con nhân dân tham gia chấp hành thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở. Trong đó, trọng tâm về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, các chỉ thị, nghị quyết của tỉnh, huyện về xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu, xây dưng nếp sống văn minh trong nhân dân... Bên cạnh đó, nhiều người có uy tín đã nêu gương, đi đầu trong phát triển kinh tế đã tạo ra phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại các thôn, bản vùng biên giới Phố Là.

Không chỉ gương mẫu trong thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, anh Trương Văn Chính, người có uy tín của thôn Phố Là B còn là người đầu tiên đưa công nghệ thụ tinh nhân tạo cho lợn về huyện vùng cao Đồng Văn và các huyện lân cận như Yên Minh, Mèo Vạc. Anh Chính chia sẻ: Trước năm 2018, gia đình tôi đã chăn nuôi tổng hợp, nhưng do dịch bệnh kéo dài nên tôi đã đi học công nghệ thụ tinh nhân tạo cho lợn và về thực hiện tại địa phương. Đến nay, gia đình tôi đào tạo được 3 dẫn tinh viên với mức lương 4 triệu đồng/người để hỗ trợ công việc. Hiện, gia đình anh Chính nuôi 5 lợn đực và 11 lợn nái đủ các giống như giống lợn địa phương, lai mỹ, siêu thịt để lai tạo, phối giống. Mỗi năm, trừ chi phí, gia đình anh thu về trên 500 triệu đồng. Anh cũng đang ấp ủ nghiên cứu các giống gà để lai tạo, cải thiện chất lượng đàn gà địa phương.

Đồng chí Giàng Mí Say, Bí thư Đảng ủy xã Phố Là cho biết: Nhiều người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là chỗ dựa quan trọng của cấp ủy, chính quyền trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia phát triển KT-XH. Hiện nay, trên địa bàn xã đã có nhiều người có uy tín biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, có kinh tế vững vàng, thu nhập ổn định. Vì vậy, họ đã hỗ trợ, giúp đỡ nhiều hộ trong thôn về cây, con giống, kỹ thuật, đầu ra cho sản phẩm, nhiều hộ được tiếp sức để vươn lên thoát nghèo. Nhờ sự góp sức của đội ngũ người có uy tín, kinh tế tại địa phương có sự chuyển biến mạnh mẽ. Từ đầu năm đến nay, toàn xã Phố Là đã thực hiện thêm được 6 vườn chăn nuôi gắn với trồng cây rau ngắn ngày. Đến nay, toàn xã duy trì 19 vườn tạp đạt 4 tiêu chí, đa số các vườn đã cho thu nhập ổn định. Tổng đàn gia súc toàn xã hiện có gần 3.000 con; xã đạt 16/19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.

Có thể khẳng định, đội ngũ người có uy tín luôn là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò cầu nối truyền tải tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đến cấp ủy, chính quyền; góp phần xây dựng và củng cố lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn. Sự nêu gương, đi đầu của họ đã có đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế tại địa phương, đặc biệt là ở nơi vùng cao, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bài, ảnh: MY LY

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bắc Mê nỗ lực thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn
BHG - Hiện nay, tổng số hộ nghèo và cận nghèo của huyện Bắc Mê chiếm tỷ lệ 59,14%; ước thực hiện đến hết năm 2024 giảm 715 hộ, đưa tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm xuống còn 52,94%, chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch. Vì vậy, Bắc Mê đang nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp đưa huyện thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
28/09/2024
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Dự án chăn nuôi bò sữa
BHG - Sau khi có mặt bằng sạch, Tập đoàn TH True Milk đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hạng mục của Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao (CNC) tại xã Phong Quang (Vị Xuyên). Đến nay, dự án sắp hoàn thiện xây dựng hệ thống chuồng trại, đồng thời gấp rút triển khai các hạng mục tiếp theo.
26/09/2024
Nhân rộng các mô hình kinh tế tiêu biểu trên đất Quang Bình
BHG - Bằng sự sáng tạo, cần cù, chịu thương, chịu khó, những người nông dân huyện Quang Bình đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế tiêu biểu gắn với ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất. Từ đó, đem lại thu nhập cao và cuộc sống ổn định cho người dân, mở rộng các hình thức liên kết, thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa.
26/09/2024
Đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn
BHG - Để trở thành “chỗ dựa” vững chắc giúp người dân vượt qua mọi khó khăn, thời gian qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Phòng Giao dịch (PGD) Yên Biên (thành phố Hà Giang) đã triển khai nhiều giải pháp tín dụng hỗ trợ khách hàng “vượt khó” trong sản xuất, kinh doanh. Chủ động tiếp cận, nắm bắt nhu cầu cần của khách hàng, hướng dẫn khách hàng về hồ sơ, thủ tục hỗ trợ lãi suất theo quy định… Qua đó, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu vốn của người dân vượt qua mọi khó khăn trong sản xuất.
25/09/2024