Công ty Thái Hoàng tăng cường năng lực sản xuất

13:52, 21/04/2024

BHG - Hết quý I, Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Thái Hoàng (Công ty Thái Hoàng), tại Cụm công nghiệp Nam Quang (Bắc Quang) đã có giá trị xuất, nhập khẩu đạt 109,7 tỷ đồng; tạo công ăn, việc làm cho 411 lao động, thu nhập bình quân đạt trên 7 triệu đồng/người/tháng.

Sau gần 5 năm đi vào hoạt động,  Công ty Thái Hoàng đã thực sự vượt khó, bứt phá thành công. Bà Nguyễn Thị Hướng, Tổng Giám đốc Công ty Thái Hoàng cho biết: Công ty có vốn đầu tư ban đầu xây dựng nhà máy tại Cụm công nghiệp Nam Quang là trên 34 tỷ đồng. Nhà máy được lắp đặt máy móc, dây chuyền chuyên sản xuất, kinh doanh gỗ ván ép xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Singapore... Lúc đầu đi vào hoạt động cuối năm 2019, công ty có gần 200 cán bộ, công nhân. Sau gần 5 năm sản xuất, kinh doanh, công ty đã đầu tư lên 64 tỷ đồng, mở rộng nhà xưởng, mua sắm máy móc hiện đại, tăng năng lực sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, số cán bộ, công nhân là 411 người, tăng gấp đôi so với ngày đầu bước vào hoạt động. Số công nhân được công ty đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và bảo hiểm thất nghiệp là 342 người; số lao động còn lại là đang học việc. Trong 3 tháng đầu năm nay, công ty đã vượt qua khó khăn sản xuất, xuất khẩu được 7.816 m3 gỗ ván ép; doanh thu ước đạt 88,7 tỷ đồng. Cán bộ, công nhân làm việc 2 ca/ngày đều đặn tại nhà máy, phần lớn những người lao động vào làm việc tại nhà máy là người địa phương.

Dây chuyền sản xuất mới được lắp đặt tại Công ty Thái Hoàng.
Dây chuyền sản xuất mới được lắp đặt tại Công ty Thái Hoàng.

Đi đôi với giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động, công ty còn tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp cho toàn vùng. Với năng lực sản xuất, tiêu thụ từ 25.000 – 30.000 m3 gỗ ván ép/năm. Mức tiêu hao sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng mỗi tháng của nhà máy rất lớn, khoảng 3.000 – 3.500 m3; tương đương mỗi tháng, công ty phải thu mua trong dân từ 25 – 35 ha rừng trồng khai thác làm nguyên liệu mới đáp ứng yêu cầu sản xuất. Nhìn nhận thực tiễn cho thấy, người dân trên địa bàn đã tận dụng tối đa đất đai để trồng rừng và bảo vệ rừng. Từ khi nhà máy đi vào hoạt động đã tạo ra một hệ sinh thái phát triển bền vững. Trong đó, người dân trồng rừng bán gỗ cho doanh nghiệp thu mua làm nguyên liệu, tạo đầu ra ổn định. Mỗi ha rừng trồng keo 6 năm tuổi, sẽ đạt trữ lượng khai thác từ 80 – 110 m3 gỗ, mang về thu nhập khoảng 100 triệu đồng. Lợi ích kép mang lại cho người nông dân trong vùng là việc làm và động lực trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc. Bên cạnh đó, có rất nhiều công nhân trong vùng vào làm việc tại nhà máy đã làm được nhà, mua sắm được các vật dụng gia đình, ổn định đời sống.

Tổng Giám đốc Công ty Thái Hoàng, Nguyễn Thị Hướng cho biết thêm: Kế hoạch sản xuất, kinh doanh từ nay đến hết năm 2024, công ty sẽ duy trì sản xuất ổn định trong nhà máy để tạo công ăn, việc làm và thu nhập cho cán bộ, công nhân. Trong đó, sản xuất khoảng 23.000 – 25.000 m3 gỗ ván ép, xuất khẩu sang Nhật, Mỹ, Hàn Quốc. Phấn đấu doanh thu cả năm 2024 ước đạt 303 tỷ đồng; tạo việc làm ổn định cho người lao động, với thu nhập bình quân từ 8 – 10 triệu đồng/người/tháng; cao hơn năm 2023, khoảng 1,5 - 2,5 triệu đồng/người/tháng. Đồng thời, nộp ngân sách đầy đủ và cam kết chăm lo đầy đủ hơn nữa về vật chất, tinh thần cho người lao động để họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Bài, ảnh: Nguyễn Hùng


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Những con đường Nông thôn mới từ sức dân ở Đồng Văn
BHG - Xây dựng Nông thôn mới (NTM) là bước đệm quan trọng để phát triển KT-XH toàn diện và bền vững. Đối với huyện vùng cao Đồng Văn, hành trình xây dựng NTM là hành trình dài và đầy gian nan. 19 tiêu chí, luôn có những tiêu chí khó khăn, cần sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân. Trong đó, việc mở rộng, kiên cố hóa những con đường nông thôn được xác định là quan trọng và cấp thiết. Hạ tầng giao thông nông thôn hoàn thiện sẽ mở ra nhiều cơ hội cho người dân ở các thôn khó khăn phát triển sản xuất, kết nối giao thương hàng hóa cũng như nâng cao chất lượng sống.
21/04/2024
Vốn tín dụng đồng hành cùng nông dân phát triển kinh tế
BHG - Với phương châm không để người nghèo và các đối tượng yếu thế bị bỏ lại phía sau, thời gian qua, nguồn vốn từ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Vị Xuyên đã thật sự trở thành “cánh tay nối dài” của Đảng, đem nguồn lực tài chính của Nhà nước cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Qua đó đóng góp tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế cũng như xây dựng Nông thôn mới ở huyện.
20/04/2024
Phát huy cao độ vai trò người đứng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công
BHG - Năm nay, tổng vốn đầu tư công Thủ tướng Chính phủ giao tỉnh ta thực hiện trên 4.363 tỷ đồng. Kết thúc quý I, nền kinh tế hấp thụ được 656,6 tỷ đồng, đạt 15,05% kế hoạch, tăng 4,42% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn bình quân chung cả nước 1,38%.
19/04/2024
Chuyển đổi đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng xoài ở Mậu Duệ
BHG - Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác, khai thác tiềm năng lợi thế đất đai, điều kiện tự nhiên, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần giảm nghèo bền vững. Đồng thời hình thành các điểm, vùng sản xuất chuyên canh, tạo điểm nhấn cảnh quan đẹp phục vụ khách du lịch đến thăm quan, trải nghiệm. Xã Mậu Duệ (Yên Minh) đang tập trung chuyển đổi đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng xoài.
19/04/2024