Những mảnh vườn xanh từ Nghị quyết 05

15:07, 06/11/2023

BHG - Sau hơn hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 05 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về cải tạo vườn tạp (CTVT), phát triển kinh tế vườn hộ; dưới bàn tay lao động miệt mài của người dân, những mảnh vườn, đồi tạp trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì nay đã bạt ngàn màu xanh của những cây ăn quả, cây lương thực ngắn ngày, giúp tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con.

Đến thăm gia đình chị Sùng Thị Súng, xã Thàng Tín khi gia đình chị đang cuốc đất để trồng rau vụ Đông. Từ năm 2021, trên diện tích hơn 2.000 m2, gia đình chị đã tập trung trồng rau chuyên canh với chủng loại đa dạng như: Bắp cải, Su hào, Bí đỏ, rau thơm các loại... Chị Súng tâm sự: Trước đây đất vườn chỉ trồng vài luống rau để phục vụ nhu cầu thực phẩm của gia đình, còn lại hầu hết là bỏ hoang do đất cằn, thiếu nước. Được sự tuyên truyền của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể xã, gia đình tôi đã mạnh dạn cải tạo vườn để trồng rau chuyên canh. Đất cằn thì chịu khó bón phân để cải tạo, thiếu nước thì chủ động xây dựng hệ thống tưới tiêu, dưới bàn tay lao động cần cù, mảnh vườn của gia đình quanh năm tươi tốt, mùa nào thức nấy. Để ổn định đầu ra cho sản phẩm, tôi cùng tổ phụ nữ trong thôn đã liên kết thực hiện cung ứng rau cho trường học trên địa bàn. Nhờ cải tạo vườn đã giúp gia đình tôi có nguồn thu nhập ổn định từ 3 – 4 triệu đồng/tháng.

Lãnh đạo huyện Hoàng Su Phì thăm mô hình cải tạo vườn tạp của gia đình anh Lý Văn Đông (thứ 2 bên trái), thôn 4 Nậm Ai, xã Nam Sơn.
Lãnh đạo huyện Hoàng Su Phì thăm mô hình cải tạo vườn tạp của gia đình anh Lý Văn Đông (thứ 2 bên trái), thôn 4 Nậm Ai, xã Nam Sơn.

Còn gia đình anh Lý Văn Đông, thôn 4 Nậm Ai, xã Nam Sơn thực hiện CTVT từ năm 2021. Đây là mô hình được xã Nam Sơn chọn làm vườn mẫu. Với diện tích đất rộng hơn 6.000 m2, anh Đông đã thực hiện theo mô hình vườn – ao – chuồng gồm: 3 áo cá, một khu chăn nuôi lợn với quy mô gần 100 con và khu vườn khoảng 4.000 m2, trồng nhiều loại rau, quả theo thời vụ. Bình quân một tháng, thu nhập từ bán cá, lợn thương phẩm, cung cấp rau xanh cho 3 trường học làm thức ăn cho học sinh bán trú, đem lại thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng cho gia đình. Anh Đông cho biết: Trước đây, vườn rộng nhưng cây nào cũng muốn trồng, bưởi, mận, ổi, mít mỗi loại vài cây, rau cũng chỉ trồng vài luống, dẫn đến năng suất cây trồng không cao. Việc phát triển các loại cây trồng theo cảm tính, thiếu quy hoạch khó tạo được sản phẩm số lượng lớn mang tính hàng hóa, không đem lại giá trị kinh tế cao. Thực hiện chương trình CTVT, gia đình tôi được cán bộ chuyên môn của huyện, xã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ quy hoạch lại khu vườn một cách hợp lý, khoa học; lựa chọn cây, con phù hợp. Sau hơn 2 năm thực hiện, mô hình vườn – ao – chuồng đã đem lại thu nhập cao gấp 2 -3 lần so với trước đây.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Hoàng Su Phì, từ đầu năm đến nay, toàn huyện có 103 hộ đăng ký CTVT, trong đó có 77 hộ thực hiện với diện tích vườn cải tạo là 32.340 m2. Lũy kế đến nay, toàn huyện có 269 hộ đang thực hiện với tổng diện tích trên 129.000 m2 vườn được cải tạo. Các cơ quan, đơn vị huyện, xã đã hỗ trợ 2.670 ngày công. Huy động nguồn kinh phí từ các tổ chức, cá nhân lũy kế được 160 triệu đồng hỗ trợ các gia đình mua giống, vật tư, phân bón thực hiện CTVT. Qua đánh giá, hầu hết các hộ thực hiện đều có thu nhập từ 20 triệu đồng/năm trở lên, cao gấp 2 - 3 lần so với trước khi CTVT.

Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì, Lý Chòi Nhàn cho biết: Thông qua việc triển khai Đề án CTVT giúp các gia đình sắp xếp, quy hoạch lại khuôn viên vườn hộ một cách khoa học, từ khu vực trồng cây ăn quả, trồng rau, củ, khu vực xây dựng chuồng trại chăn nuôi phù hợp, đảm bảo các yếu tố mỹ quan, môi trường xanh - sạch - đẹp. Từ đó thay đổi tập quán sản xuất của người dân, phát triển kinh gắn với bảo vệ môi trường. Đặc biệt, bà con đã thay đổi tư duy canh tác nhỏ lẻ, manh mún, từng bước hướng đến sản xuất tập trung hàng hóa, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, hình thành các chuỗi liên kết. Với quan điểm CTVT thực chất, hiệu quả, không chạy theo số lượng. Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền huyện tiếp tục vận động người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển kinh tế vườn hộ, xây dựng vườn mẫu để các hộ khác học tập, đem lại thu nhập ổn định cho người dân.

Bài, ảnh: NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nông sản Xín Mần khẳng định chất lượng trên thị trường xuất khẩu

BHG - Tính đến thời điểm này có 90 tấn củ cải muối của huyện Xín Mần đã thành công trong việc xuất khẩu vào Nhật Bản. Đây vốn được xem là thị trường khó tính với những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng như quy trình sản xuất.

31/10/2023
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

BHG - Sáng 31.10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương về hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Dự tại điểm đầu cầu tỉnh Hà Giang có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.

31/10/2023
Chè Shan tuyết - Tinh hoa đất trời Tả Ván

BHG - Với những dãy núi có độ cao trung bình từ 1.000 – 1.600 m, từ nhiều năm qua người dân xã Tả Ván (Quản Bạ) đã trồng chè trên các sườn núi cao. Những búp chè ngậm sương tươi mát mang đậm tinh hoa đất trời, đã tạo ra loại thức uống làm say đắm lòng người thưởng trà.

30/10/2023
Hỗ trợ nguồn vốn vay hiệu quả cho bà con vùng biên giới Vị Xuyên

BHG - Với mục tiêu “Đưa tín dụng nông nghiệp đến toàn thể khách hàng”, thời gian qua, Agribank Thanh Thủy phụ trách 5 xã của huyện Vị Xuyên, gồm: Thanh Thủy, Thanh Đức, Lao Chải, Xín Chải và Phương Tiến, trong đó có 4 xã biên giới và 1 xã nội địa. Để phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng tới người dân, Agribank Thanh Thủy đã triển khai nhiều chính sách vay vốn ưu đãi cho nông dân. Đồng thời, rút ngắn thời gian xét duyệt và giải ngân vốn vay, lãi suất ưu đãi,… Qua đó, cơ bản hoàn thiện mục tiêu giúp người nông dân có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

29/10/2023