Kỳ vọng giảm nghèo từ nuôi dê thương phẩm ở Vĩ Thượng

10:38, 16/11/2023

BHG - Nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 – 2025, dự án hỗ trợ phát triển cộng đồng nuôi dê thương phẩm ở xã Vĩ Thượng (Quang Bình) hiện đã có kết quả bước đầu. Đây là một tín hiệu tích cực, đem lại cho người dân nhiều hi vọng trong việc giảm nghèo.

Xã Vĩ Thượng nằm ở phía Nam, cách trung tâm huyện 27 km. Đây là địa phương có 8 dân tộc gồm Tày, Nùng, Dao, Kinh, Pà Thẻn, La Chí, Hoa, Thái cùng sinh sống. Xã Vĩ Thượng có 8 thôn bản, điều kiện phát triển kinh tế tại 8 thôn bản chưa được đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Theo đó, việc thực hiện dự án hỗ trợ phát triển cộng đồng nuôi dê thương phẩm được xã Vĩ Thượng đánh giá là một nhiệm vụ trọng tâm cần được chú trọng.

Đàn dê dự án tại gia đình cô Hoàng Thị Tịnh, thôn Hạ Sơn bắt đầu sinh sản.
Đàn dê dự án tại gia đình cô Hoàng Thị Tịnh, thôn Hạ Sơn bắt đầu sinh sản.

Để tổ chức thực hiện tốt dự án này, địa phương có sự lựa chọn kỹ lưỡng về đối tượng là những gia đình thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo có chí thú làm ăn, nhiệt tình, tích cực tham gia vào hoạt động sản xuất, để hỗ trợ thực hiện dự án một cách công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận từ phía người dân. Dự án được triển khai trên địa bàn thôn Hạ và Hạ Sơn, với 37 hộ dân. Tham gia dự án, mỗi hộ dân được hỗ trợ tiền mua dê giống, tiền làm chuồng trại và mua vacxin với tổng kinh phí trên 11 triệu đồng.

Bên cạnh đó, bà con được tham gia các buổi tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, chăm sóc để dự án đạt hiệu quả cao. Các đơn vị còn thường xuyên quan tâm theo dõi, hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi để khi dê sinh sản và trưởng thành bán ra thị trường. Sau hơn 4 tháng triển khai, dự án đã có được những thành công bước đầu, đã có 4 con dê mẹ sinh sản được 7 con, dê con lớn nhanh, khỏe mạnh; 12 con dê cái dự kiến sẽ sinh sản trong tháng 11 và 12 năm 2023.

Cô Hoàng Thị Tịnh, thôn Hạ Sơn chia sẻ: Gia đình tôi thuộc hộ nghèo, nhờ được sự quan tâm của xã Vĩ Thượng lựa chọn tham gia dự án tôi phấn khởi lắm. Trước khi nhận dê giống về chăm sóc, chúng tôi được tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi. Hiện tại đàn dê của gia đình tôi đã sinh sản, dê con lớn rất nhanh, khỏe mạnh. Tôi rất vui, hy vọng dự án này sẽ giúp gia đình tôi có được thu nhập ổn định, nhanh chóng thoát nghèo.

Bà Phạm Thị Tấm, Phó Chủ tịch xã Vĩ Thượng cho biết: Lựa chọn thực hiện dự án nuôi dê thương phẩm, xã đã có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, đây là dự án có tính khả thi cao vì chi phí đầu tư chuồng trại thấp, nguồn thức ăn có sẵn, dễ tiêu thụ nên sẽ nhanh chóng đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Thời gian kế tiếp, xã sẽ tìm kiếm và liên kết với các đơn vị trong, ngoài tỉnh để hỗ trợ người dân trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Địa hình thích hợp, nguồn thức ăn tự nhiêu dồi dào, thời gian chăm sóc dê đủ tuổi tiêu thụ chỉ từ 4 đến 5 tháng, nhu cầu dê thương phẩm tại Vĩ Thượng luôn rất cao. Nhờ đó mà chính quyền địa phương, người dân có thể đặt niềm tin đây sẽ là dự án giúp giảm nghèo bền vững trong tương lai.

Bài, ảnh: Hồng Nhung


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

BHG - Sáng 31.10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương về hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Dự tại điểm đầu cầu tỉnh Hà Giang có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.

31/10/2023
Quản Bạ xây dựng sản phẩm nông nghiệp đặc trưng để phát triển du lịch

BHG - Thời gian qua, huyện Quản Bạ đã quan tâm, tạo điều kiện và triển khai nhiều giải pháp cho người dân phát triển các sản phẩm nông nghiệp gắn với du lịch, từ đó góp phần quảng bá hình ảnh địa phương và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp đặc trưng.

15/11/2023
Tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp

BHG - Tỉnh ta có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp (DLNN). Tập trung khai thác và phát triển loại hình du lịch này là một trong những giải pháp được tỉnh quan tâm triển khai, thực hiện nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, góp phần từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

14/11/2023
Cháng Văn Páo thành công từ mô hình kinh tế tổng hợp

BHG - Với nghị lực và quyết tâm vươn lên thoát nghèo, anh Cháng Văn Páo (sinh 1986), hội viên nông dân xã Phương Thiện, thành phố Hà Giang đã mạnh dạn khởi nghiệp từ mô hình nuôi lợn đen bản địa, trồng rau trái vụ và sản xuất chè Shan tuyết, cho thu nhập đạt trên 150 triệu đồng/năm. Thông qua mô hình phát triển kinh tế của anh, đồng bào dân tộc Dao thôn Cao Bành cũng đã học tập, làm theo và ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương nông dân vượt khó làm giàu chân chính trên mảnh đất quê hương.

14/11/2023