Xín Mần nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

08:59, 08/06/2023

BHG - Những năm qua, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Xín Mần đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt được những kết quả nhất định, đặc biệt chất lượng và hiệu quả sau đào tạo được tăng dần, cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh phù hợp với cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn.

Lớp nghề đan lát thủ công ở xã Khuôn Lùng.
Lớp nghề đan lát thủ công ở xã Khuôn Lùng.

Để giải quyết được công ăn, việc làm tại chỗ cho người lao động (NLĐ), huyện Xín Mần đã phối hợp với các ngành chức năng xây dựng kế hoạch đào tạo nghề. Đồng thời thu hút được lực lượng thanh niên trong độ tuổi lao động và tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nông thôn học nghề, ngành chuyên môn của huyện đã mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, phù hợp với yêu cầu thị trường tại từng thôn. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến với từng địa phương cụ thể. Công tác triển khai được quán triệt nghiêm túc, giáo viên dạy nghề, hướng nghiệp làm theo hình thức “cầm tay, chỉ việc”. Tại mỗi lớp học, các học viên được hướng dẫn tỉ mỉ theo phương pháp: Thầy hướng dẫn, trò tự học, tự làm, tư duy công việc và tự đánh giá chất lượng sau mỗi bài học, môn học và mỗi giờ học thực hành. Các nghề chủ yếu như trồng trọt, chăn nuôi, thú y, xây dựng dân dụng, chế biến nông - lâm sản, sửa chữa xe máy và máy nông nghiệp được quan tâm đào tạo. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, huyện đã thực hiện tổ chức được 59 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn với 2.081 học viên tham gia. Trong đó, 37 lớp nghề nông nghiệp, gồm: Trồng rau an toàn, trồng cây ăn quả, cây dược liệu, chăn nuôi trâu, nuôi và phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm; 22 lớp nghề phi nông nghiệp, gồm: Đan lát thủ công, xây dựng dân dụng, may dân dụng, sửa chữa máy nông nghiệp, điện dân dụng. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 51,8% so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra.

Khóa học nghề may dân dụng mở tại xã Tả Nhìu thu hút nhiều học viên nữ tham gia.
Khóa học nghề may dân dụng mở tại xã Tả Nhìu thu hút nhiều học viên nữ tham gia.

Song song với công tác đào tạo nghề tại chỗ, huyện cũng tích cực phối hợp với các cơ sở đào tạo, đơn vị tuyển dụng lao động tổ chức tư vấn, tuyên truyền, cung cấp thông tin tuyển sinh học nghề, tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, xuất khẩu lao động cho trên 3.500 lượt thanh niên và NLĐ. Xín Mần đã kết nối, xây dựng Quy chế phối hợp với một số trường Cao đẳng nghề trong nước tuyển dụng lao động học nghề gắn với giải quyết việc làm sau khi kết thúc khóa đạo tạo như Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam, Trường Cao đẳng nghề Việt Xô, Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội. Trong đó, Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam có trên 100 lao động được đào tạo nghề và có việc làm ổn định. Đầu năm 2023, huyện đã tổ chức Hội chợ việc làm, đây là cơ hội để NLĐ có thể tìm kiếm việc làm phù hợp và nâng cao thu nhập. Tính đến nay, huyện đã giải quyết việc làm mới cho hơn 6.200 lao động, cụ thể tại địa phương có hơn 1.230 người, ngoài tỉnh gần 5.000 người. Qua đó, giúp cho NLĐ có thu nhập, đời sống nhân dân của địa phương được nâng lên, góp phần từng bước giảm nghèo, xây dựng Nông thôn mới.

Trưởng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Xín Mần, Đặng Thu Chang cho biết: Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn có một số tồn tại, hạn chế cụ thể như tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo hàng năm có tăng nhưng chủ yếu là đào tạo nghề ngắn hạn; trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề còn thấp. Việc tiếp cận, nắm bắt thông tin về thị trường lao động còn hạn chế, giải quyết việc làm cho NLĐ chủ yếu tại địa phương, làm theo thời vụ, thiếu ổn định và bền vững.

Nghị quyết số 14 của BCH Đảng bộ huyện Xín Mần về lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn giai đoạn 2022 – 2025, đề ra mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến hết năm 2025, nâng tỷ lệ lao động trong độ tuổi qua đào tạo lên 65%, tương đương trên 28.000 người; giải quyết việc làm mới cho trên 8.000 lao động. Vì vậy, nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động, giúp cho NLĐ thay đổi tác phong làm việc đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, nâng cao thu nhập, từng bước giảm nghèo bền vững. Thời gian tới, huyện Xín Mần chỉ đạo ngành chuyên môn, các xã, thị trấn tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, công tác dạy nghề và giải quyết việc làm sâu rộng đến các cấp, các tầng lớp nhân dân. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với các đối tượng nhất là học sinh bậc THPT, làm tốt công tác hướng nghiệp, tuyển sinh, phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp bậc THCS, THPT. Lồng ghép các hoạt động giảm nghèo - việc làm và đào tạo nghề với việc tổ chức triển khai thực hiện các chương trình dự án, đề án đầu tư phát triển KT - XH. Tăng cường kết nối mở rộng thị trường lao động tạo thuận lợi cho người lao động có cơ hội tiếp cận và tìm kiếm việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông thôn ra thành thị, khu công nghiệp.

Bài, ảnh: VĂN LONG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Agribank Xín Mần góp dòng vốn quý giúp người dân phát triển kinh tế
BHG - Với bề dày kinh nghiệm cùng với sự gắn kết bền vững với tam nông, Agribank Xín Mần luôn là địa chỉ tin cậy của người dân khi cần đến nguồn vốn phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa.
30/05/2023
“Giải cơn khát” miền cực Bắc

BHG - Kỳ đầu: Tái diễn điệp khúc… “mùa khát”. Khô hạn kéo dài, cây trồng khô héo, cuộc sống người dân lao đao vì thiếu nước… đang là hình ảnh miền đất cực Bắc đang phải gánh chịu. Đây là vấn đề cấp thiết, đặt ra “bài toán” đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất của đồng bào biên cương. Mặc dù nhà nước đầu tư xây dựng “hồ treo”, bể chứa nước nhưng không khác gì “muối bỏ bể” khi biến đổi khí hậu ngày càng tác động nặng nề. Đâu sẽ là giải pháp chiến lược để giúp bà con “giải cơn khát” mùa khô?

30/05/2023
Hà Tĩnh tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư
Tại hội nghị, Hà Tĩnh đã trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 14 nhà đầu tư với 15 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 9.616 tỷ đồng.
28/05/2023
Đất cằn cho quả ngọt trên dải biên cương
BHG - Thực hiện nghị quyết lãnh đạo của Đảng ủy, chỉ huy Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT - QP) 313 (Quân khu 2), những năm qua, các cơ quan, đơn vị trong Đoàn đã xây dựng, thực hiện nhiều mô hình tăng gia, sản xuất có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng trên địa bàn đơn vị đứng chân. Trong đó, mô hình trồng Dâu tây của Đội Sản xuất và Xây dựng cơ sở chính trị (SX&XDCSCT) số 2 được coi là mô hình thử nghiệm thành công, cho năng suất, chất lượng cao, góp phần mở ra hướng phát triển sản xuất chuyên canh bền vững. Mô hình này được cấp ủy, chính quyền huyện Xín Mần và các xã trong vùng dự án ghi nhận, đánh giá cao.
28/05/2023