Mèo Vạc ưu tiên phát triển giống lợn đen Lũng Pù

10:45, 21/05/2023

BHG - Do đặc thù chủ yếu núi đá, địa hình chia cắt; thiếu đất và thiếu nước sinh hoạt, sản xuất nên đời sống người dân ở Mèo Vạc gặp nhiều khó khăn. Giải bài toán thoát nghèo cho người nông dân, huyện xác định phát triển chăn nuôi lợn đen Lũng Pù (Mèo Vạc) – một sản vật của địa phương trở thành hướng kinh tế mũi nhọn.

Hợp tác xã Tuấn Dũng (Mèo Vạc) nuôi lợn đen Lũng Pù theo hướng hàng hóa.
Hợp tác xã Tuấn Dũng (Mèo Vạc) nuôi lợn đen Lũng Pù theo hướng hàng hóa.

Nhận diện lợi thế giống lợn đen Lũng Pù là giống lợn được thuần hóa từ lâu đời và được chăn nuôi tại các huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh; nhất là giống lợn đen Lũng Pù thích nghi tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của các huyện vùng cao, dễ nuôi, phàm ăn và có sức đề kháng cao, chống chịu bệnh tốt, chất lượng thịt thơm, ngon nên huyện Mèo Vạc đã xác định hướng đi cụ thể trong phát triển chăn nuôi để nâng cao đời sống người dân.

Bí thư Huyện ủy Mèo Vạc Vương Ngọc Hà chia sẻ: Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định lấy chăn nuôi làm hướng kinh tế mũi nhọn. Lĩnh vực chăn nuôi được các cấp, ngành quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân vay vốn phát triển chăn nuôi, hỗ trợ kinh phí làm chuồng trại, hỗ trợ vắc xin tiêm phòng, khuyến khích đầu tư cho chăn nuôi… Do đó, chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng, đứng thứ hai sau chăn nuôi bò.

Qua tìm hiểu, với việc xác định cụ thể chủ trương, nhiệm vụ phát triển chăn nuôi lợn hàng hóa đã tạo một “cú hích” giúp tổng đàn lợn của huyện tăng trưởng mạnh; tăng trưởng bình quân đạt 9,96%/năm; đến hết năm 2022, tổng đàn lợn trên địa bàn huyện có trên 41 nghìn con, chiếm 40,01% tổng đàn gia súc của huyện; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt trên 2.169 tấn, chiếm 46,37% tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng của huyện; giá trị sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt trên 147.536 tỷ đồng, chiếm 32,85% tổng giá trị sản lượng các loại thịt hơi xuất chuồng của huyện.

Theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mèo Vạc: Những năm qua, việc phát triển chăn nuôi lợn đen được khẳng định là hướng đi đúng đắn trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. Sản phẩm thịt lợn đen Lũng Pù mang tính đặc hữu và có thương hiệu, được người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá cao. So sánh với các giống lợn địa phương khác, lợn đen Lũng Pù có tốc độ tăng trọng khá cao; nuôi từ 10 - 12 tháng có thể đạt trọng lượng 80 - 90 kg/con; khả năng sinh sản của lợn nái bình quân đạt 1,5 - 1,6 lứa/năm; lợn nái khéo nuôi con nên tỷ lệ sống của lợn con khi xuất chuồng khá cao. Vì thế, lợn đen Lũng Pù được bà con tập trung phát triển để sản xuất con giống tại địa phương và dùng làm nái nền để lai với lợn đực ngoại cho sản phẩm con lai F1 nuôi thịt.

Tuy nhiên, thực tế chăn nuôi lợn đen địa phương còn không ít hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển đàn lợn đen. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi chưa cao; người dân tự sản xuất con giống theo kinh nghiệm, việc chọn lọc, ghép đổi giao phối chưa đảm bảo dẫn đến chất lượng con giống chưa cao; việc chế biến thức ăn, quy trình kỹ thuật chăm sóc, công tác phòng, chống dịch bệnh chưa được thực hiện tốt... dẫn đến năng suất, sản lượng chăn nuôi thấp, giá thành chi phí sản xuất cao, làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm, khó khuyến khích đầu tư phát triển mở rộng sản xuất. Hầu hết việc chăn nuôi lợn của gia đình đều mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết; người dân còn tư duy mạnh ai người đấy làm, sản xuất ít có sự liên kết với doanh nghiệp, thiếu sự gắn kết giữa các khâu trong chăn nuôi sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ…

Nâng cao giá trị sản phẩm lợn đen Lũng Pù và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị để xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, nâng cao giá trị, giúp người dân nâng cao thu nhập và từng bước giảm nghèo, tiến tới làm giàu cho người dân địa phương, huyện Mèo Vạc xác định nhiệm vụ trọng tâm: “Phát triển chăn nuôi lợn đen Lũng Pù theo hướng hàng hóa và phục vụ theo chuỗi giá trị, gắn với xây dựng sản phẩm OCOP đặc trưng, sản phẩm du lịch” nhằm khai thác tối đa và phát huy tiềm năng lao động, tài nguyên đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu đặc trưng và lợi thế sản xuất hàng hóa của địa phương trong phát triển kinh tế nông nghiệp.

Đồng thời, đẩy mạnh việc ứng dụng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chế biến nhằm hạ giá thành chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn; trong đó, chú trọng công tác sản xuất giống và cung ứng giống lợn; tạo nguồn và chế biến thức ăn; cải tạo chuồng trại chăn nuôi, xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường và kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc theo hướng an toàn sinh học và đạt tiêu chuẩn VietGAP để đảm bảo an toàn thực phẩm. Triển khai thực hiện hiệu quả chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn hiện hành; ưu tiên các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi đàn lợn nái sinh sản, lợn đực giống, sản xuất, chế biến thức ăn cho lợn. Sắp xếp, bố trí lại mô hình tổ chức sản xuất theo hướng sớm phát huy hiệu quả, vai trò động lực của các doanh nghiệp, hợp tác xã trong chuỗi liễn kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thịt lợn đen Lũng Pù… với mục tiêu cuối cùng mang lại cuộc sống ấm no cho người dân miền đá Mèo Vạc.  

Bài, ảnh: KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tập trung phát triển nông nghiệp đặc trưng
BHG - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đều xác định ngành Nông nghiệp đóng vai trò trụ đỡ nền kinh tế, hướng tập trung phát triển nông nghiệp đặc trưng, theo chuỗi giá trị hàng hóa chất lượng cao.
20/05/2023
Chung tay sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong mùa nắng nóng
BHG - Hiện nay, đang bước vào mùa nắng nóng đỉnh điểm, do vậy việc sử dụng điện để phục vụ nhu cầu của người dân, tổ chức, doanh nghiệp đã và đang có xu hướng gia tăng. Chính vì vậy, việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, đơn vị trong toàn xã hội. Những hành động này không chỉ góp phần trực tiếp trong việc giảm chi phí sử dụng điện của mỗi cá nhân, gia đình và tổ chức mà còn giúp tiết kiệm ngân sách nhà nước, và cũng là hành động thiết thực trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường.
20/05/2023
Phát triển kinh tế hàng hóa ở Kim Ngọc
BHG - Đầu năm 2023, xã Kim Ngọc (Bắc Quang) có trên 30 hộ cùng hợp tác nuôi Ốc nhồi thương phẩm. Các mô hình kinh tế như, nuôi ong lấy mật gắn với trồng rừng. Tiếp đó là các mô hình trồng ớt, chuyển đổi đất trồng lúa để trồng cỏ chăn nuôi, chuyển rừng trồng keo sang trồng quế 250 ha... Thu nhập bình quân sau gần 3 năm (2020 – 2023) ước tăng từ 35 triệu đồng/người, lên trên 46 triệu đồng/người năm 2023...
19/05/2023
Điện lực Yên Minh tăng cường đảm bảo an toàn lưới điện

BHG - Nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn trong mọi tình huống, Chi nhánh Điện lực Yên Minh đã triển khai nhiều biện pháp cải tạo, nâng cấp và củng cố lưới điện.


19/05/2023