“Chìa khóa” thoát nghèo cho lao động nông thôn Quang Bình

14:05, 23/05/2023

BHG - Những năm qua, huyện Quang Bình chú trọng công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới và giảm nghèo tại địa phương. Đồng thời, xác định là “chìa khóa” để giảm nghèo bền vững, hiệu quả trên cơ sở phát triển đa dạng các ngành nghề nông thôn; qua đó, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương.

Xưởng chè của gia đình chị Tẩn Thị Ơ (phải) xã Tân Bắc, thu nhập ổn định từ vốn tiết kiệm khi xuất khẩu lao động trở về.
Xưởng chè của gia đình chị Tẩn Thị Ơ (phải) xã Tân Bắc, thu nhập ổn định từ vốn tiết kiệm khi xuất khẩu lao động trở về.

Đồng chí Lò Mùi Hàn, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ – TB&XH) huyện Quang Bình, cho biết: Để công tác giảm nghèo bền vững ngày càng đi vào thực chất hơn, các cấp chính quyền, đoàn thể đã bám sát từng hộ, hợp tác xã (HTX) để thực hiện đúng chính sách hỗ trợ sinh kế, nhà ở, giải quyết việc làm, đào tạo nghề... Hàng năm, Phòng LĐ - TB&XH chủ động phối hợp với các đoàn thể, chính quyền địa phương rà soát số lượng lao động đã và chưa qua đào tạo, tìm hiểu về nhu cầu học nghề của người lao động để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề phù hợp. Qua đó, tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với sản xuất nông nghiệp, nghề truyền thống và tư vấn giới thiệu việc làm trong và ngoài tỉnh. Hướng nghiệp xuất khẩu lao động cũng đặc biệt được chú trọng, cụ thể: Từ năm 2020 đến nay, huyện đã giới thiệu và giải quyết việc làm mới cho 9.866 lao động địa phương. Trong đó: Lao động đi làm việc ngoài tỉnh 6.319 người, lao động được tạo việc làm tại địa phương 3.530 người, xuất khẩu lao động 17 người.

Thanh niên Phùng Văn Quang làm giàu từ mô hình nuôi dê.
Thanh niên Phùng Văn Quang làm giàu từ mô hình nuôi dê.

Đồng thời, Trong năm học 2022 - 2023, huyện phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên tổ chức mở 14 lớp/490 học viên, chủ yếu là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và lao động nông thôn khác. Nhờ đó, tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo nghề của huyện đạt khoảng 70%; tỷ lệ người lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 80%; hiện, huyện có 30 doanh nghiệp, 100 HTX với đa dạng các ngành nghề trong các lĩnh vực. Cùng với các nghề truyền thống như: Dệt thổ cẩm Pà Thẻn, La Chí, Tày; đan lát truyền thống, sản xuất men lá của người Tày Xuân Giang; các HTX sản xuất chè và xưởng chè hộ gia đình… tạo việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động địa phương. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm đáng kể, cuối năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 15,08%, giảm 4,67% so với cuối năm 2021, đạt và vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra.

Đến thôn Nậm Khẳm, xã Tân Bắc, trong những ngày nông nhàn chờ lúa chín, gặp gỡ bà con được biết, nếu trước đây những ngày này thường không có việc làm. Nhưng ngày nay, thanh niên đều đi lao động tại các công ty trong và ngoài tỉnh, phụ nữ, người có tuổi hơn tranh thủ nhặt chè Vàng tại các xưởng chè và hơn 30 phụ nữ tham gia dệt may thổ cẩm Pà Thẻn tại HTX dệt thổ cẩm thôn Nặm Khẳm… việc tăng gia sản xuất được chú trọng, thu nhập được duy trì hàng ngày từ 100.000 đến 200.000 nghìn đồng tranh thủ lúc rảnh rỗi.

Thanh niên Phùng Văn Quang, dân tộc Dao, xóm Kéo Lục, thôn Thượng, xã Vĩ Thượng (Quang Bình), sớm thoát nghèo, vươn lên làm giàu thu nhập trên 100 triệu đồng/năm từ nuôi dê, nhờ được tham gia học tập kinh nghiệm chăn nuôi từ các mô hình hiệu quả trong và ngoài huyện. Cùng sự định hướng của cấp ủy, chính quyền và phòng LĐ-TB&XH thường xuyên quan tâm đến mô hình sinh kế, giảm nghèo cho lao động trẻ tại địa phương nên mô hình của Phùng Văn Quang luôn được duy trì hiệu quả từ năm 2021 đến nay.

Ngoài ra, huyện còn chú trọng tổ chức tư vấn, giới thiệu các lao động trẻ xuất khẩu lao động tại một số thị trường cho thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… Qua đó, nhiều lao động đã có nguồn thu nhập cao và có cuộc sống ổn định khi về nước. Hai vợ chồng Chị Tẩn Thị Ơ, thôn Nậm Sú, xã Tân Bắc, xuất khẩu lao động tại Malaysia từ năm 2006 đến năm 2010, thu nhập hơn 600 triệu đồng về xây được căn nhà khang trang và mở xưởng chè. Hiện hai vợ chồng trẻ có cuộc sống ổn định, trung bình thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm.

Từ kết quả đạt được cho thấy, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện thật sự đi sâu vào đời sống của người dân, đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng của hộ nghèo. Giai đoạn 2020-2025, huyện tiếp tục đưa công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình phát triển KT – XH của huyện, từng bước nâng cao điều kiện sống của người dân.

Bài, ảnh: VƯƠNG MAI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khô hạn kéo dài làm ảnh hưởng trên 1.900 ha hoa màu vụ Xuân

BHG - Theo báo cáo tổng hợp nhanh chiều ngày 22.5 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình diện tích cây trồng bị thiệt hại do ảnh hưởng khô hạn kéo dài thời gian vừa, toàn tỉnh đến thời điểm hiện tại ước tính bị thiệt hại trên 1.900 ha hoa màu vụ Xuân.

23/05/2023
Trao thưởng chương trình “Hóa đơn may mắn” quý I
BHG - Chiều 22.5, Cục Thuế tỉnh tổ chức trao thưởng chương trình “Hóa đơn may mắn” quý I.2023. Dự buổi lễ có đồng chí Lưu Đức Công, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Chủ tịch Hội đồng giám sát chương trình “Hóa đơn may mắn” của tỉnh; lãnh đạo và các phòng nghiệp vụ thuộc Cục Thuế tỉnh; cá nhân, hộ kinh doanh trúng thưởng chương trình “Hóa đơn may mắn” quý I.2023.
23/05/2023
Đảo chiều, giá xăng RON95-III tăng gần 500 đồng từ 15 giờ chiều nay
Từ 15 giờ ngày hôm nay (22/5), giá xăng E5 RON92 tăng 357 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 499 đồng/lít; dầu diesel tăng 301 đồng/lít; dầu mazut tăng 296 đồng/kg, song dầu hỏa giảm 3 đồng/lít.
23/05/2023
Mèo Vạc ưu tiên phát triển giống lợn đen Lũng Pù
BHG - Do đặc thù chủ yếu núi đá, địa hình chia cắt; thiếu đất và thiếu nước sinh hoạt, sản xuất nên đời sống người dân ở Mèo Vạc gặp nhiều khó khăn. Giải bài toán thoát nghèo cho người nông dân, huyện xác định phát triển chăn nuôi lợn đen Lũng Pù (Mèo Vạc) – một sản vật của địa phương trở thành hướng kinh tế mũi nhọn.
21/05/2023