Agribank Thanh Thủy hỗ trợ người dân làm giàu

10:35, 29/04/2023

BHG - Agribank Thanh Thủy phụ trách địa bàn 5 xã của huyện Vị Xuyên, gồm: Thanh Thủy, Thanh Đức, Lao Chải, Xín Chải và Phương Tiến. Sau ảnh hưởng của dịch Covid -19, nhằm kịp thời chia sẻ khó khăn cùng người dân và doanh nghiệp, đồng thời góp phần đảm bảo kinh tế vĩ mô và thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh, thời gian qua, Agribank Thanh Thủy đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Từ nguồn vốn vay, ông Đặng Văn Thàng (trái) có thu nhập ổn định từ chế biến và tiêu thụ chè.
Từ nguồn vốn vay, ông Đặng Văn Thàng (trái) có thu nhập ổn định từ chế biến và tiêu thụ chè.

Với vai trò ngân hàng thương mại chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, Agribank tích cực triển khai nhiều giải pháp góp phần cùng hệ thống chính trị thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt, Agribank Thanh Thủy luôn bám sát định hướng phát triển hằng năm của địa phương và Agribank Hà Giang để triển khai các gói tín dụng phù hợp, chủ động rà soát hỗ trợ giảm lãi suất tới người dân và doanh nghiệp trong thời gian ảnh hưởng của dịch Covid -19 như: Linh hoạt các gói vay ưu đãi và hỗ trợ khách hàng bằng việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi suất cho vay, giảm phí chuyển tiền… Bên cạnh đó, tập trung ưu tiên đầu tư cho vay phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, chăn nuôi trang trại, gia trại, các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả cao.

Sau những lần điều chỉnh lãi suất của toàn hệ thống, hiện nay, lãi suất cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp thấp hơn nhiều so với các lĩnh vực khác. Khách hàng vay vốn theo chương trình phát triển nông nghiệp của Agribank còn được miễn phí chuyển tiền trong hệ thống Agribank trên tất cả các kênh thanh toán và miễn phí chuyển tiền ngoài hệ thống Agribank trên các kênh ngân hàng điện tử, ATM, Agribank E-Mobile banking… Ngoài ra, Agribank Thanh Thủy cũng đã giảm thủ tục hành chính, rút gọn thời gian thẩm định dự án, phương án vay vốn và nâng định mức vay vốn cho khách hàng. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho khách hàng như tăng hạn mức vốn vay, đăng ký tài sản thế chấp nhanh chóng, rút ngắn thời gian giải ngân.

Thông qua nguồn vốn từ Agribank đã góp phần giúp người dân cơ cấu lại chăn nuôi, mở rộng quy mô nuôi gia súc, gia cầm, phát triển kinh tế. Có thể kể đến như ông Đặng Văn Thàng, thôn Nậm Nịch, xã Thanh Đức (Vị Xuyên) là một trong những khách hàng lâu năm của Agribank Thanh Thủy, nhờ nguồn vốn vay ban đầu cho đến nay, ông Thàng duy trì hoạt động HTX chuyên thu mua, chế biến chè và Thảo quả cho thu nhập ổn định. Ông Đặng Văn Thàng chia sẻ: “Trước đây gia đình khó khăn, làm chè Shan tuyết nhưng manh mún, nhỏ lẻ, làm không đủ nuôi gia đình. Năm 2009, tôi vay vốn Agribank Thanh Thủy để đầu tư chuyên về chè và Thảo quả. Sau nhiều năm sản xuất, cơ bản có nguồn thu nhập ổn định và phát triển mở rộng HTX. Năm 2023 này, tôi tiếp tục vay 200 triệu để đầu tư máy móc phục vụ cho HTX vì nhu cầu khách hàng chủ yếu là bên Trung Quốc, phải đầu tư máy móc thì mới đáp ứng số lượng cũng như thời gian”.

Ông Phí Hải Hậu, Giám đốc Agribank Thanh Thủy cho biết: “Nhằm hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, đặc biệt là trong và sau dịch Covid -19, đơn vị đã chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho khách hàng về hạn mức vốn vay, tài sản thế chấp. Đồng thời, chỉ đạo cán bộ tín dụng chủ động rà soát các khách hàng để áp dụng khung hỗ trợ được hưởng ở mức tốt nhất theo quy định hiện hành. Qua đó, góp phần đẩy mạnh các chương trình cho vay ưu đãi Agribank. Tính đến hết tháng 3.2023, tổng dư nợ của đơn vị đạt trên 235 tỷ đồng, với tổng số 500 khách hàng vay vốn. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp trên 203 tỷ đồng; bán buôn, bán lẻ 178 tỷ đồng và cho vay tiêu dùng 245 khách hàng với 57 tỷ đồng ”.

Có thể nói, việc linh hoạt, chủ động rà soát và giảm lãi suất các gói vay của Agribank Thanh Thủy đã góp phần giúp doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương.

Bài, ảnh: Hồng Cừ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Điểm sáng trong huy động xã hội hóa làm đường bê tông nông thôn ở Mèo Vạc
BHG - Tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm cùng với sự đồng thuận, đóng góp ngày công lao động của người dân giúp xã Giàng Chu Phìn (Mèo Vạc) làm được nhiều tuyến đường bê tông nội thôn. Đây cũng là địa phương tiêu biểu trong huy động xã hội hóa làm đường bê tông nông thôn trên địa bàn huyện.
28/04/2023
Nâng cao vai trò ngành Xây dựng trong phát triển kinh tế
BHG - Nhân kỷ niệm 65 năm thành lập ngành Xây dựng Việt Nam (29.4.1958 - 29.4.2023), phóng viên (PV) Báo Hà Giang có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh về những đóng góp của ngành Xây dựng Hà Giang trong công cuộc phát triển KT - XH vùng cực Bắc của Tổ quốc.
27/04/2023
Công ty Cổ phần lương thực Hà Giang vượt khó phát triển bền vững
BHG - Đại dịch Covid – 19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng và lưu chuyển thương mại, hàng hóa; địa bàn hoạt động còn nhiều hạn chế, giao thông khó khăn dẫn tới chi phí vận chuyển cao làm giảm sức cạnh tranh; vốn lưu động còn ít nên chưa mở rộng được các điểm kinh doanh mới… là những khó khăn đòi hỏi Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc Công ty Cổ phần lương thực Hà Giang cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ, giữ đà tăng trưởng, đảm bảo thu nhập ổn định cho cán bộ, nhân viên, người lao động (CBNVNLĐ).
26/04/2023
Công ty Cổ phần giấy Hải Hà tăng cường năng lực sản xuất
BHG - Trong quý 1.2023, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng Công ty Cổ phần giấy Hải Hà (Vĩnh Tuy – Bắc Quang) vẫn duy trì ổn định sản xuất. Đến nay, cán bộ, công nhân trong công ty vẫn có đủ việc làm, thu nhập.
25/04/2023