Chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp  

09:32, 29/03/2023

BHG - Không còn đơn thuần là trồng, chăm sóc, thu hoạch, tiêu thụ, người nông dân huyện Quang Bình đã có nhiều cách để nâng cao giá trị từ thửa ruộng, mảnh vườn của mình. Sản xuất nông nghiệp an toàn, đảm bảo năng suất, sản lượng và gắn với nhu cầu thị trường đã gia tăng lợi nhuận cho người dân, góp phần chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.

Dồn điền, đổi thửa để sản xuất lạc hàng hóa tại thị trấn Yên Bình (Quang Bình).
Dồn điền, đổi thửa để sản xuất lạc hàng hóa tại thị trấn Yên Bình (Quang Bình).

Bằng sự năng động, sáng tạo, thay đổi tư duy từ thứ mình có thể làm ra sang thứ thị trường cần, hơn 5 năm nay, ông Hoàng Văn Dũng, thôn Then, xã Xuân Giang đã chuyển đổi đất lúa sang trồng cây Su su. Ông Dũng cho biết: Trồng Su su hiệu quả gấp 5 - 7 lần so với lúa, mỗi vụ kéo dài được 5 tháng và cho thu nhập khoảng 80 - 100 triệu đồng. Su su dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, không dùng thuốc bảo vệ thực vật mà dùng phân hữu cơ. Su su rất dễ tiêu thụ, nhiều lúc không có đủ để cung cấp cho các nhà hàng, giá bán từ 15.000 - 20.000 đồng/kg. Từ những tín hiệu tích cực, ông Dũng đang có ý tưởng xây dựng mô hình trồng Su su kết hợp với du lịch trải nghiệm để tăng thu nhập.

Cùng đó, việc tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp đa dạng hơn rất nhiều, ngoài sự hỗ trợ của các ngành, chính những người nông dân vốn chỉ quen với ruộng đồng đã bắt nhịp cùng với tiến bộ khoa học, ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất. Chị Vũ Thị Kim Nhi, thôn Tân Tiến, xã Tiên Nguyên cho biết: “Nhờ việc phát triển mô hình sản xuất và kinh doanh ổi, lê Tiên Nguyên chất lượng cao đã đem lại lợi ích kinh tế cho gia đình với mức thu nhập đạt trên 100 triệu đồng/năm và tạo thêm việc làm cho hội viên phụ nữ trong thôn. Với mục tiêu xây dựng sản phẩm OCOP mang thương hiệu đặc trưng riêng của địa phương, tôi sẽ mở rộng quy mô trồng từ 1.000 cây ổi, lê lên 3.000 cây, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường”.

Sản phẩm cam Sành của huyện Quang Bình được Công ty TNHH Gia Long (Hà Giang) chế biến thành rượu cam. 			Ảnh: MỘC LAN
Sản phẩm cam Sành của huyện Quang Bình được Công ty TNHH Gia Long (Hà Giang) chế biến thành rượu cam. 

Phát huy lợi thế về phát triển nông nghiệp của huyện Quang Bình, những năm gần đây, sự liên kết giữa người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp để tạo thành vùng nguyên liệu ổn định, bền vững, lâu dài, thích ứng với cơ chế thị trường ngày càng thấy rõ. Tính đến nay, toàn huyện có 4 hợp tác xã, 15 tổ hợp tác trồng cam và 1 doanh nghiệp, 6 hợp tác xã, 5 tổ sản xuất liên kết trồng, chế biến tiêu thụ sản phẩm chè. Đối với những loại cây trồng chủ lực hàng năm như: Lúa, ngô, lạc được người dân tập trung thâm canh, cải tạo nguồn giống và sử dụng giống tốt, áp dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng.

Năm 2023, huyện phấn đấu tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt trên 43 nghìn tấn, giá trị sản phẩm thu hoạch 1 ha trên diện tích đất trồng cây hàng năm đạt 78 triệu đồng. Với các cơ chế, chính sách, các chương trình, đề án của tỉnh, huyện đã và đang triển khai, thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân từng bước chuyển dịch tư duy sản xuất nông nghiệp truyền thống sang kinh tế nông nghiệp. Bên cạnh việc nâng cao nhận thức cho người dân, huyện chú trọng đầu tư phát phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng Nông thôn mới. Đồng thời, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, đánh giá tiềm năng, thu hút đầu tư phát triển một số nông sản đặc trưng theo chuỗi giá trị, nhất là cam Sành, chè Shan tuyết, làm đa dạng thêm các sản phẩm OCOP, tiến tới xuất khẩu - đồng chí Tăng Trung In, Phó Chủ tịch UBND huyện Quang Bình cho biết.

Bài, ảnh:  MỘC LAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đồng hành cùng nông dân làm giàu và giảm nghèo bền vững
BHG - Những năm qua, các cấp Hội Nông dân huyện Quản Bạ đã tập trung triển khai, không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Nhờ đó, phong trào đã có bước phát triển sâu rộng, thu hút đông đảo hội viên, nông dân tham gia hưởng ứng, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn ở địa phương và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, nông dân.
28/03/2023
Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng dự Lễ ký kết phối hợp thực hiện CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
BHG-Chiều 27.3, Ủy ban MTTQ tỉnh và Sở Công Thương tổ chức ký kết chương trình phối hợp đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới (CVĐ). Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Mạnh Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo CVĐ; Vàng Seo Cón, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Nguyễn Khắc Quyền, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công thương…
27/03/2023
Nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả của nông dân Quang Bình
BHG - Đến Quang Bình những ngày đầu năm, đâu đâu cũng thấy khí thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế hợp tác xã, tổ sản xuất, phát triển kinh tế gia đình của các hội viên Hội Nông dân bằng những mô hình cụ thể, thiết thực lập thành tích chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp, tiến tới Đại hội Hội Nông dân toàn tỉnh nhiệm kỳ 2023 – 2028.
27/03/2023
Toàn tỉnh tiết kiệm được 21 nghìn kWh điện trong sự kiện Giờ trái đất 2023
BHG-Thông tin từ Sở Công thương và Công ty Điện lực Hà Giang, trong Chiến dịch Giờ trái đất 2023 (từ 20h30 – 21h30 phút ngày 25.3), toàn tỉnh đã tiết kiệm được 21 nghìn kWh.
26/03/2023