Xôn xao vụ Đông đồng rừng

08:21, 06/12/2022

BHG - Về quê mấy năm, thấy một số ruộng sau khi gặt được nhanh chóng làm đất để trồng rau màu. Đứa em thím tôi có lẽ là một trong những người sốt sắng nhất, thím ấy lôi cả thằng em chú tôi vào cuộc. Năm kia là ngô, năm ngoái là đỗ và rau mùi... Năm nay là dưa chuột, bí ngô, rau cải cúc... Tôi cố ý hỏi thím, vụ này có thu nhập khá không? Thím trả lời: Có làm vụ Đông thì mới có tiền tiêu Tết anh ạ!

Thu hoạch sản phẩm cây vụ Đông ở xã Xuân Giang (Quang Bình).
Thu hoạch sản phẩm cây vụ Đông ở xã Xuân Giang (Quang Bình).

Làm vụ Đông đã nghe nói lâu rồi. Miền xuôi làm từ những năm kháng chiến chống Mỹ. Quê tôi cũng được phổ biến, khuyến khích làm vụ Đông cũng khá lâu. Thế nhưng có vẻ ì ạch lắm. Họ đã quen chỉ làm ruộng. Mà đã gọi là làm ruộng thì chỉ có trồng lúa. Chứ trồng rau, màu trên ruộng thì chỉ có ở miền xuôi. Vả lại, miền đồng rừng thiếu gì đất. Làm vài luống rau bên bìa rừng, hay bờ ao là có đủ rau ăn cho cả mùa rét. Do vậy nhiều lần Hội phụ nữ, Nông dân rồi cả thanh niên phát động trồng rau vụ Đông thì chẳng khác gì “bắt dê xuống ruộng”, ào một cái như cơn mưa rào đầu mùa rồi vắng lặng. Có một lần về quê tôi thấy mỗi nhà có một mảnh vườn gần ruộng trồng rau gì đó giống cải cuốn, lại có vẻ như rau diếp. Hỏi thì biết là đó là vườn rau trình diễn của tổ chức hội nào đó, mà họ nói cái thứ rau trồng vào mùa Đông đấy nếu bán sang Nhật Bản hay Đài Loan gì đó có giá vô cùng, đắt ngang với giá thịt bò Kobe. Nhưng chỉ mấy tháng sau những cái vườn đó biến đâu mất... Vụ Đông chưa vào được quê tôi.

Những sản phẩm của vụ Đông như Bắp cải, Su hào, Cà chua, khoai Tây, hành củ, xà lách rồi nữa là Súp lơ, cải làm dưa mà ngon ròn khó cưỡng khi nấu với cá suối... thì cũng từ miền xuôi đưa lên. Tôi đã từng được nghe anh bạn ngán ngẩm khi nói về đời sống ở quê: “Bán gà sống thiến để mua cà chua, Su hào... “. Vâng mình chẳng có thì phải... Nghe mà chua xót.

Niềm vui từ cây vụ Đông sớm.
Niềm vui từ cây vụ Đông sớm.

Cái chợ làng mở ra, con đường mới thênh thang, xe cộ đi lại tấp nập, cái gì cũng có. Ở ngoài kia quán xá mọc lên như nấm. Ngay ở xã thôi cũng có gần chục cái quán ăn, giờ “thăng cấp” lên nhà hàng. Nhu cầu thực phẩm tăng lên nhanh chóng. Ngoài thịt, cá, rượu ra rau, củ, quả không thể thiếu. Hàng từ xuôi lên nhiều khi không kịp thời. Những năm trước chỉ phục vụ tại quán, bây giờ người ta phục vụ đến tận nhà. Cưới, hỏi, vào nhà mới, liên hoan tổng kết, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cũng được các nhà hàng phục vụ đến tận mâm.

Có lẽ từ nhu cầu rau xanh, rau sạch, rau tươi, rau tại chỗ của những người phi nông nghiệp, “phi đất đai” và những nhà hàng cùng những khách phương xa tìm mua những ngày chợ phiên... đã đánh thức sản xuất vụ Đông ở miền đồng rừng này. Người ta nhanh chóng cắt rạ, lên luống để trồng các loại rau màu vụ Đông. Trước đây chỉ có trồng ngô Đông để bổ sung cho kho nguyên liệu nấu rượu, bây giờ người ta đã trồng các loại cây vụ Đông đúng nghĩa: Su hào, Bắp cải, cà chua, xà lách, cà rốt, khoai Tây, cải các loại từ cải canh, cải ngọt, cải cay, cải cuốn, cải dưa, bí ngô, bí siêu ngọn... đặc biệt là dưa chuột. Dưa chuột ngày xưa muốn ăn thì phải ra giêng, hai. Bây giờ muốn là có... nhất là vụ Đông này.

Sáng sớm tinh sương, hai vợ chồng đứa em thím tôi đã lụi hụi ở ruộng dưa chuột. Hôm nay có mấy nhà hàng đăng ký đặt mua. Tôi xin phép thím được chụp ảnh. Hai vợ chồng cười phá: Ôi quần áo lấm lem thế này... chụp gì. Tôi bảo: Anh cũng giật mình thấy chú thím - những người làm vụ Đông quê mình đẹp và thương quá.

Quê tôi, miền đồng rừng đã bắt đầu “nhiễm” vụ Đông.

Mới làm, diện tích vụ Đông quê tôi chưa nhiều nhưng đã có “hình hài” của một tiềm năng lớn. Có ai về Xuân Giang quê tôi vào vụ Đông mà thưởng thức những sản phẩm từ ruộng đất quê tôi trong những ngày cuối năm. Nơi ấy có những bó rau, túi dưa, khoai... từ vụ Đông xôn xao.

Bài, ảnh: Hoàng Kiệm


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hỗ trợ lãi suất 2% cho các doanh nghiệp, hợp tác xã theo Nghị định 31
BHG - Được ví như “phao cứu sinh” giúp doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19, góp phần quan trọng phục hồi và phát triển KT - XH, chương trình hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ đang được các ngân hàng trên địa bàn tỉnh triển khai quyết liệt, tuy nhiên, do nhiều vướng mắc nên kết quả chưa như mong đợi.
30/11/2022
Phụ nữ vùng cao và nghề chè Shan tuyết
BHG - Chè Shan tuyết là một trong những sản vật tạo ra nguồn sinh kế ổn định cho nhiều người dân Hà Giang. Với 3 vụ thu hái trong năm và đặc trưng của nghề chè cần sự tỉ mỉ, kiên nhẫn, tinh tế về hương vị... những người phụ nữ nắm vai trò chủ chốt trong công việc thu hái và chế biến chè trên vùng trà cổ Hà Giang.
30/11/2022
Tam giác mạch Hà Giang hướng đến thị trường Nhật Bản
BHG - Những năm qua, cây tam giác mạch của tỉnh Hà Giang đã trở nên rất nổi tiếng, mang lại sức hút du lịch cho tỉnh, đồng thời nhiều hộ dân vùng Cao nguyên đá đã bước đầu có thu nhập từ loại cây này. Bên cạnh những hình ảnh đẹp khẳng định vai trò “đại sứ” du lịch của Hà Giang, nhiều sản phẩm chế biến từ cây tam giác mạch đã và đang được người tiêu dùng biết tới, như các loại bánh, rượu, trà làm từ hạt tam giác mạch. Đặc biệt, hạt tam giác mạch của Hà Giang cũng bắt đầu được sử dụng để sản xuất mì soba - một loại mì của người Nhật Bản.
29/11/2022
Người tiên phong trồng hoa trên đất Vĩ Thượng
BHG - Đó là anh Nguyễn Xuân Hải, sinh 1984, thôn Yên Thượng, xã Vĩ Thượng (Quang Bình). Sau 2 năm kiên trì, mô hình trồng hoa Hồng cổ, loài hoa nổi tiếng của vùng đất Sapa (Lào Cai) và hoa Mẫu đơn cổ Văn Chấn (Yên Bái) đua nhau khoe sắc và bắt đầu tạo cho anh Hải thu nhập. Đây cũng là một trong những mô hình tiêu biểu trong phong trào cải tạo vườn tạp của địa phương.
29/11/2022
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.