Bám sát các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

09:51, 30/10/2022

BHG - Trong suốt quá trình hoạt động, Agribank Vị Xuyên luôn bám sát các chương trình phát triển KT – XH của địa phương. Từ đó, kịp thời đưa nguồn vốn đến khách hàng, phục vụ đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, thông qua các chương trình tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi để thực hiện tốt vai trò là trụ đỡ hỗ trợ tín dụng, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Cửa hàng tạp hóa của anh Phạm Trung Trực, tổ 2, thị trấn Việt Lâm có tổng doanh thu khoảng 3,5 tỷ đồng/năm được hỗ trợ vốn từ Agribank Vị Xuyên.
Cửa hàng tạp hóa của anh Phạm Trung Trực, tổ 2, thị trấn Việt Lâm có tổng doanh thu khoảng 3,5 tỷ đồng/năm được hỗ trợ vốn từ Agribank Vị Xuyên.

Để người dân hiểu và tiếp cận được các chương trình tín dụng với chính sách ưu đãi, Agribank Vị Xuyên đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chính sách tín dụng phục vụ phát triển kinh tế; tập trung ưu tiên nguồn vốn, mở rộng cho vay có hiệu quả các dự án, chương trình phát triển sản xuất, kinh doanh; cải tiến quy trình, thủ tục, triển khai các sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương; chủ động nguồn vốn và thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong triển khai các chương trình tín dụng; tăng cường công tác thẩm định, thực hiện việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; thường xuyên đánh giá khả năng tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng; chủ động các biện pháp hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong trả nợ;…

Là người gắn bó với nghề nuôi lợn từ lâu, năm 2014, chị Nguyễn Thị Liễu, trú tại tổ 14, thị trấn Việt Lâm quyết định vay 200 triệu đồng từ Agribank Vị Xuyên để mở rộng quy mô chăn nuôi. Với diện tích chuồng khoảng 450 m2, trong chuồng luôn duy trì hơn 100 con lợn, bình quân mỗi năm chị xuất bán được hơn 200 con. Sau khi trừ hết các khoản chi phí, chị có thu nhập khoảng 450 triệu đồng/năm. Tổng dư nợ hiện tại của chị tại ngân hàng là hơn 1 tỷ đồng.

Giống như chị Liễu, anh Phạm Trung Trực, tổ 2, thị trấn Việt Lâm tâm sự: “Năm 2014, tôi vay 300 triệu đồng từ Agribank Vị Xuyên để kinh doanh hàng tạp hóa. Quá trình làm thủ tục vay vốn, tôi được cán bộ tín dụng hướng dẫn rất chi tiết. Trải qua 8 năm kinh doanh hàng tạp hóa, hiện nay tôi có tổng doanh thu khoảng 3,5 tỷ đồng/năm”.

Giám đốc Agribank Vị Xuyên, Nguyễn Xuân Thuyết cho biết: Tính đến nay, tổng nguồn vốn huy động của đơn vị đạt hơn 404 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt trên 749 tỷ đồng. Thời gian tới sẽ tiếp tục chỉ đạo cán bộ tín dụng bám sát địa bàn, chủ động rà soát, nắm bắt tình hình sản xuất của khách hàng vay vốn; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ tiện ích của Agribank trên nền tảng công nghệ hiện đại như E-Mobile Banking, Internet Banking…

Với những giải pháp đồng bộ để triển khai các chương trình tín dụng giúp người dân phát triển kinh tế, cùng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo luôn sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người dân, tin tưởng rằng Agribank Vị Xuyên sẽ tiếp tục hoàn thành sứ mệnh là trụ đỡ nguồn vốn cho người dân, góp phần xây dựng quê hương Vị Xuyên ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Bài, ảnh: Hoàng Tuyến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á
Theo TTXVN, hãng tin Sputnik (Nga) dẫn báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company đưa tin Việt Nam có nền kinh tế số tăng trưởng vượt bậc, đạt 23 tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á trong năm 2022.
30/10/2022
Mảnh vườn trù phú của lão nông Hoàng Thế Diện
BHG - Bốn mùa trong năm, mảnh vườn trồng rau của gia đình ông Hoàng Thế Diện, thôn Nà Tiềng, xã Niêm Sơn (Mèo Vạc) luôn tốt tươi, mang lại nguồn thu cho gia đình ông mỗi năm gần 150 triệu đồng. Đây là kết quả bước đầu sau khi ông thực hiện cải tạo vườn tạp (CTVT) theo tinh thần Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy. Mô hình trồng rau của gia đình ông được đánh giá là tiêu biểu của xã Niêm Sơn đến thời điểm này
29/10/2022
Nâng cao hơn nữa chất lượng cải tạo vườn tạp
BHG - Nghị quyết số 05 của BCH Đảng bộ tỉnh về cải tạo vườn tạp (CTVT), phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025 đã triển khai được gần 2 năm. Đến 30.9.2022, toàn tỉnh có 4.901 hộ đã cải tạo vườn. Trong đó, 2.585 hộ nghèo, cận nghèo (đạt 39,8% mục tiêu Nghị quyết) và 2.316 hộ không nghèo. Những mảnh vườn đã đơm hoa, kết trái, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Tuy nhiên, chất lượng cải tạo chưa đồng đều, hiệu quả chưa cao, chưa bền vững.
28/10/2022
Xín Mần phát triển thương hiệu nông sản địa phương
BHG - Được thành lập tháng 3.2021, sau hơn 1 năm hoạt động Hợp tác xã (HTX) sản xuất nông nông nghiệp Xín Mần (xã Xín Mần, huyện Xín Mần) đã đầu tư nhà xưởng, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chế biến. Hiện, HTX đang là đầu mối thu mua nông sản cho người dân địa phương và cung cấp ra thị trường các sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng.
27/10/2022