Cuộc sống mới trên vùng biên Thanh Đức

07:41, 14/04/2022

BHG - Nhiều năm qua, xã Thanh Đức (Vị Xuyên) luôn có nhiều cơ chế, giải pháp thúc đẩy phát triển KT – XH vùng biên giới. Nâng cấp hệ thống giao thông, cơ sở vật chất và tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với nhiều nguồn vốn vay ưu đãi, mở rộng phát triển chăn nuôi theo quy mô gia trại, trang trại mang lại cuộc sống no ấm cho người dân.

Cán bộ xã tuyên truyền phòng, chống dịch Covid – 19 cho người dân.
Cán bộ xã tuyên truyền phòng, chống dịch Covid – 19 cho người dân.

Xã Thanh Đức đã huy động tối đa mọi nguồn lực để tập trung phát triển KT – XH được thể hiện bằng nhiều chương trình, mô hình, dự án phù hợp với tiềm năng và điều kiện thực tế của địa phương. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư nâng cấp, đời sống vật chất ngày càng nâng lên rõ rệt. Đẩy mạnh phát triển chương trình sản xuất nông nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng, triển khai các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) như: Cải tạo và nâng cấp đường giao thông, trạm y tế, điện lưới, công trình nước sạch, trường học… Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cỏ. Chú trọng đào tạo nghề, định hướng tư vấn nghề nghiệp cho thanh, thiếu niên, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Sử dụng hiệu quả chương trình đầu tư của Nhà nước về chăn nuôi; chủ động phòng, chống dịch bệnh. Đẩy mạnh công tác chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh rừng, gắn với nâng cao ý thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng. Phát triển trồng cây dược liệu, cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Trong 3 tháng đầu năm 2022, xã có tổng đàn gia súc: Trâu 461 con, bò 6 con, lợn 997 con, dê 350 con và hàng nghìn con gia cầm; trồng rừng mới 0,5 ha cây Sa mộc và 0,3 ha cây ngô. Cán bộ xã thường xuyên xuống các thôn kiểm tra hệ thống mương thoát nước để kịp thời tu sửa, nạo vét, đảm bảo tưới tiêu cho cây trồng; tổ chức tốt công tác thăm khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được 44 trường hợp, cấp phát thuốc đúng đối tượng chính sách. Công tác phòng, chống dịch bệnh Covid – 19 được triển khai tích cực, tuyên truyền tới nhân dân toàn xã các biện pháp phòng, chống dịch và quản lý người dân ra vào địa phương. Duy trì tốt hoạt động bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; tuyên truyền, vận động nhân dân đến đăng ký hộ tịch đúng thời gian quy định. Thực hiện tốt việc chi trả các chế độ, chính sách cho các gia đình có công, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Ban Chỉ huy Quân sự xã phối hợp tốt với Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tổ chức tuần tra đường biên mốc giới, lập chốt chặn tại Mốc 252 kiểm soát người đi lại phòng, chống dịch Covid – 19…

Nuôi lợn rừng Thái Lan và lợn đen theo quy mô gia trại mang lại nguồn thu ổn định cho gia đình anh Bồn Văn Tòng, thôn Nặm Tà.
Nuôi lợn rừng Thái Lan và lợn đen theo quy mô gia trại mang lại nguồn thu ổn định cho gia đình anh Bồn Văn Tòng, thôn Nặm Tà.

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều khó khăn gây cản trở sự phát triển của địa phương như: Địa hình vùng cao, biên giới không thuận lợi, đồng bào đa số là DTTS nên còn hạn chế về nhận thức và tư duy, năng lực sản xuất và canh tác theo mô hình truyền thống; mối liên kết và sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mang tính tự phát, chưa theo quy trình, chưa đáp ứng được các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đồng chí Viên Nguyễn Duyễn, Chủ tịch UBND xã Thanh Đức cho biết: Xã thường xuyên vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển cây trồng, vật nuôi, đôn đốc các hộ nâng cao công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và chăm sóc, bảo vệ tốt diện tích rừng. Thời gian tới, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách, dự án phát triển KT – XH. Triển khai Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững phù hợp với điều kiện; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với thị trường, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô lớn trên cơ sở phát huy các thế mạnh cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng rừng, chăn nuôi theo hướng bền vững. Chú trọng nâng cao năng lực cộng đồng, thông qua phát triển kinh tế tập thể hợp tác xã, tổ hợp tác; phát huy tính tự chủ của người dân trong sản xuất, chế biến nông sản, du lịch nông thôn. Phát triển kinh tế kết hợp với quản lý nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường. Khuyến khích phát triển các dự án khởi nghiệp, tổ chức lại sản xuất các ngành nghề đặc trưng, thế mạnh của địa phương. Tạo môi trường thuận lợi để nhân dân và các nhà đầu tư tích cực tham gia mở rộng sản xuất, kinh doanh. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng biên để thu hẹp khoảng cách với vùng đồng bằng. Xây dựng khu vực biên giới theo hướng kết nối, liên kết, phù hợp với yêu cầu phát triển và khả năng nguồn lực thực hiện. Tuyên truyền pháp luật cho người dân, tăng cường công tác quản lý, nắm bắt tình hình tôn giáo; công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của đồng bào về trách nhiệm xây dựng, bảo vệ biên cương.

Bài, ảnh: ĐỨC NINH


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thúc đẩy kinh tế rừng gỗ lớn tại Bắc Quang
BHG - Bình quân mỗi năm, Bắc Quang khai thác trên 1.000 ha rừng kinh tế, cung cấp từ 70.000 – 85.000 m3 gỗ cho chế biến, tiêu dùng (chưa kể đến các Công ty lâm nghiệp trên địa bàn). Năm 2021, Bắc Quang có độ che phủ rừng đạt tới 66,5% được đánh giá cao nhất tỉnh. Phát triển kinh tế rừng, đặc biệt là rừng gỗ lớn đã, đang mang lại giá trị “kép” cho nền kinh tế...
31/03/2022
Giao ban tiến độ sản xuất nông, lâm nghiệp 3 tháng đầu năm
BHG - Chiều 30.3, Sở NN&PTNT đã chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến về tiến độ sản xuất nông, lâm nghiệp quý I-2022. Đồng chí Hoàng Hải Lý, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN&PTNT chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở, Thường trực UBND huyện, thành phố và Phòng NN&PTNT tại điểm cầu các huyện, thành phố.
30/03/2022
Thành quả lớn từ sự chung sức, đồng lòng của nhân dân
BHG - Sau hơn 10 năm triển khai, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) đã thực sự tạo ra những thay đổi lớn đối với cuộc sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 47/175 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, kinh tế ngày càng khởi sắc, diện mạo nông thôn đổi thay rõ rệt.
30/03/2022
Agribank Quản Bạ hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả
BHG - Trong những năm qua, từ nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh huyện Quản Bạ đã giúp nhân dân trên địa bàn huyện có điều kiện phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Agribank Quản Bạ dần trở thành ngân hàng quen thuộc với nông dân, là người bạn đồng hành cùng nông dân trong quá trình giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
29/03/2022