Sơ kết 1 năm thực hiện chương trình cải tạo vườn tạp

22:07, 09/12/2021

BHG - Chiều 9.12, tại trụ sở UBND tỉnh, các đồng chí: Hoàng Gia Long, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Hoàng Hải Lý, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì Hội nghị trực tuyến đến điểm cầu các huyện, thành phố đánh giá kết quả thực hiện chương trình cải tạo vườn tạp (CTVT) năm 2021; triển khai nhiệm vụ năm 2022. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Gia Long phát biểu tại hội nghị
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Gia Long phát biểu tại hội nghị

Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết số 05, ngày 1.12.2020 của BCH Đảng bộ tỉnh về CTVT, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, toàn tỉnh có 2.467 hộ thực hiện CTVT với tổng diện tích 115,56 ha. Trong đó, số hộ nghèo, cận nghèo thụ hưởng chính sách theo Nghị Quyết số 58 của HĐND tỉnh là 1.220 hộ, đạt 342,7% so với kế hoạch. Hiện, 1.032 hộ đã được giải ngân số tiền hơn 30,3 tỷ đồng để CTVT, đạt 99,95% so với tổng kinh phí ủy thác. 11 huyện, thành phố tiến hành đánh giá chất lượng 1.032 vườn có thụ hưởng chính sách theo Nghị Quyết số 58. Trong đó, 475 vườn đạt 4/4 tiêu chí CTVT, 327 vườn đạt 3/4 tiêu chí, 230 vườn đạt từ 1 – 2 tiêu chí. Sau cải tạo, 576 vườn đã cho thu hoạch, bình quân 6,72 triệu đồng/vườn, thu nhập cao gấp 2-3 lần so với trước khi thực hiện CTVT…

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh.
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung đánh giá kết quả triển khai chương trình CTVT tại địa phương; chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Đồng thời, bàn các giải pháp thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm 2022. Trong đó, phấn đấu 1.546 hộ thực hiện CTVT với quy mô trên 100 ha; 733 hộ mở rộng diện tích, xây dựng mô hình mẫu…

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Gia Long nhấn mạnh: Các địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động, đôn đốc, hướng dẫn các hộ khắc phục đối với những tiêu chí chưa đạt, duy trì và phát triển các vườn đã cải tạo theo hướng nâng cao chất lượng tiêu chí. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc các hộ thực hiện các hạng mục đã quy hoạch trong sơ đồ CTVT, cốt lõi là thay đổi tư duy và phương pháp trồng trọt, chăn nuôi trên chính mảnh đất của chủ hộ, tạo sinh kế, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững theo phương châm: Không nóng vội, không thành tích, dễ làm trước, khó làm sau.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát, đánh giá toàn diện, khách quan kết quả sau 1 năm triển khai chương trình CTVT để hoàn thiện báo cáo, phục vụ hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo CTVT, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững của tỉnh trong thời gian tới.

Tin, ảnh: THU PHƯƠNG


Cùng chuyên mục

Bức tranh kinh tế 11 tháng nhiều gam màu sáng

Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc, hoạt động xuất nhập khẩu duy trì hiệu quả, tình hình đăng ký doanh nghiệp tích cực,… cho thấy bức tranh kinh tế đang tươi sáng trở lại, kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi và bắt đầu tạo được "sức bật" mạnh mẽ cho thời gian tiếp theo.

29/11/2021
Kiểm tra tiến độ xây dựng Nông thôn mới tại huyện Quang Bình

BHG - Vừa qua, lãnh đạo Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ triển khai xây dựng NTM tại xã Tân Nam và Yên Thành (Quang Bình). 

29/11/2021
Hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển chăn nuôi

BHG - Với điều kiện đặc thù của khí hậu, thổ nhưỡng, phong tục, tập quán và kinh nghiệm sản xuất; phát triển chăn nuôi đang là động lực lớn nhất giúp đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh giảm nghèo nhanh, bền vững, dần hướng tới sản xuất hàng hóa, vươn lên làm giàu. Những chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân vay vốn đầu tư phát triển chăn nuôi của tỉnh qua Agribank Hà Giang đã khẳng định hiệu quả rõ rệt trong những năm qua.

29/11/2021
Quản Bạ phát triển bền vững đàn bò Vàng
BHG - Tính đến đầu tháng 10.2021, huyện Quản Bạ có gần 18.000 con bò, tăng trên 1.400 con so với cùng kỳ năm trước. Việc phát triển đàn bò Vàng theo hướng hàng hóa đã góp phần đưa ngành Chăn nuôi trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện cửa ngõ phía Bắc. Thời gian trước đây, việcchăn nuôi bò Vàng ở huyện vẫn theo cách truyền thống, quy mô nhỏ lẻ chưa xứng tầm với tiềm năng; diện tích cỏ trồng ít, chưa chủ động nguồn thức ăn xanh thô cho bò, phụ thuộc nhiều vào chăn thả tự nhiên... Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức người dân còn hạn chế...
29/11/2021