Bắc Mê hướng đến phát triển thủy sản bền vững

15:16, 22/11/2021

BHG - Cùng với ngành Chăn nuôi đang có những chuyển biến tích cực, ngành nuôi thủy sản ở huyện Bắc Mê cũng có những bước phát triển khá ổn định, tiếp tục đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Để thực hiện kế hoạch phát triển toàn diện hoạt động nuôi thủy sản, ngay từ đầu năm 2021, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 253/KH-UBND về việc triển khai thực hiện các chương trình trọng tâm Nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản năm 2021 trên địa bàn các xã, thị trấn. Trong năm, thực hiện cải tạo, mở rộng diện tích thủy sản được 87 ha, đạt 100% so với kế hoạch, đạt 101% so với cùng kỳ. Tính đến thời điểm này, toàn huyện có 43 hộ với 157 lồng cá do các hộ nuôi mới đầu tư nuôi thả nên chưa cho thu hoạch sản phẩm; 25 hộ tham gia nuôi trồng, khai thác và đánh bắt thủy sản; 3 hợp tác xã (HTX) nuôi thủy sản trên lòng hồ, tổ chức hoạt động sản xuất, đem lại thu nhập cho xã viên. Trong đó, xã Thượng Tân 91 lồng cá, Minh Ngọc 30 lồng, Yên Phong 36 lồng, các loại cá được nuôi thả chủ yếu là giống cá có giá trị cao như cá Lăng, Bỗng, Chiên, Trắm, Ngạnh… HTX NLN tổng hợp Trung Hiếu xã Thượng Tân; HTX thủy sản Bắc Mê; HTX thủy sản xã Yên Phong.

Anh Trần Văn Tường, nuôi cá Chiên trong lồng bè trên sông Gâm đoạn chảy qua địa bàn thị trấn Yên Phú.
Anh Trần Văn Tường, nuôi cá Chiên trong lồng bè trên sông Gâm đoạn chảy qua địa bàn thị trấn Yên Phú.

Huyện Bắc Mê cũng thường xuyên phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho người dân về kỹ thuật nuôi, phòng, chống dịch bệnh trong quá trình nuôi. Mặt khác, huyện cũng tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào nuôi thủy sản với trọng tâm là cải tạo giống nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, khuyến khích các hộ nuôi thủy sản phù hợp với khả năng và thế mạnh của từng vùng.

Đồng chí Củng Thị Mẩy, Chủ tịch UBND huyện Bắc Mê cho biết: Để sản lượng thủy sản tăng trưởng như hiện nay là nhờ chính quyền và các ngành chức năng đã chỉ đạo người dân mạnh dạn thay đổi cơ cấu giống cá năng suất cao vào sản xuất; thay đổi tập quán canh tác của bà con từ thả cá sang nuôi cá có đầu tư; nuôi một số loại cá đặc sản địa phương có hiệu quả kinh tế. Để nghề nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo Phòng Nông nghiệp - PTNT, Trạm Khuyến nông phối hợp với Hội LHPN, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ môi trường nước, nuôi thủy sản theo các hình thức an toàn; tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật nuôi và phòng bệnh cho cá; tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế.

Có thể nói, nguồn lợi do nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Bắc Mê đem lại khá cao, trong khi sản lượng khai thác, nuôi trồng mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của người dân trong huyện và trong tỉnh. Để tận dụng tiềm năng sẵn có, phát triển nuôi trồng thủy sản; đặc biệt là hướng đến áp dụng quy trình VietGAP..., trong những năm tới, huyện Bắc Mê tiếp tục có những giải pháp nhằm tận dụng toàn bộ diện tích mặt nước ao, hồ chứa thủy lợi vào nuôi thủy sản trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa khai thác thủy lợi, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác. Xây dựng vùng sản xuất thủy sản hàng hóa tập trung; nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả và tăng cường phát triển dịch vụ thủy sản, xây dựng các tổ, đội, hợp tác xã sản xuất để hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp các tình huống bất lợi.

Huyện chủ động xây dựng các giải pháp đẩy mạnh chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản, quy hoạch đầu tư dự án phát triển các vùng nuôi thâm canh công nghiệp, bán công nghiệp và mô hình cá-lúa; nuôi cá lồng trên sông Gâm; tận dụng tối đa thế mạnh sẵn có để phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho bà con nông dân.

Bài, ảnh: Văn Quân


Cùng chuyên mục

Quản Bạ quan tâm phát triển thương hiệu Hồng không hạt

BHG - Sản phẩm Hồng không hạt (HKH) huyện Quản Bạ đã được cấp Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý từ năm 2017. Để phát huy những lợi thế sẵn có, người trồng HKH luôn quan tâm xây dựng và phát triển thương hiệu, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường cho loại quả đặc sản này.

22/11/2021
Sản xuất, kinh doanh gắn với Văn hóa doanh nghiệp

BHG - Với khẩu hiệu "Vì niềm tin của bạn", Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) được Công ty Điện lực Hà Giang (Công ty) xem là "kim chỉ nam" cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và bước vào hành trình mới với tầm nhìn, sứ mệnh và những giá trị cốt lõi phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập.

22/11/2021
Tạo "sức bật" cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

BHG - Hà Giang có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 87%. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở tập trung thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách đối với đồng bào DTTS, giải quyết được cơ bản những khó khăn về đời sống, sản xuất, đặc biệt giảm hộ nghèo nhanh và bền vững. Qua đó, góp phần ổn định chính trị, giữ vững QP - AN; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

19/11/2021
Nâng cao hoạt động kinh tế hợp tác xã theo Nghị quyết số 13 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng

BHG - Ngày 18.3.2002, Hội nghị lần thứ 5, BCH T.Ư Đảng khóa IX đã ra Nghị quyết về "Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao kinh tế tập thể" (Nghị quyết), trong đó có kinh tế HTX. Qua 20 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo triển khai, từ đó nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của kinh tế HTX được nâng cao, phát triển về cả số lượng và chất lượng.

19/11/2021