OCOP - tạo sản phẩm đặc trưng mỗi vùng miền

09:31, 09/08/2021

BHG - Từ khi triển khai đến nay, Chương trình OCOP đã tạo khí thế thi đua lao động sáng tạo, tạo ra các sản phẩm đa dạng, phong phú từng vùng miền… 

 

Các sản phẩm OCOP được du khách ưa chuộng.
Các sản phẩm OCOP được du khách ưa chuộng.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-UBND ngày 22.3.2018 để làm cơ sở tổ chức thực hiện giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030. Chương trình được các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm, triển khai sâu rộng trong nhân dân, các chủ thể là doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh tham gia tích cực. Đến nay, có 193 sản phẩm được công nhận, trong đó có 2 sản phẩm đạt cấp Quốc gia 5 sao, 39 sản phẩm đạt 4 sao, 152 sản phẩm đạt 3 sao; với 6 nhóm ngành hàng gồm: Thực phẩm 164 sản phẩm; đồ uống 13 sản phẩm; thảo dược 1 sản phẩm; thủ công mỹ nghệ, trang trí 3 sản phẩm; vải, may mặc 6 sản phẩm; dịch vụ du lịch và bán hàng 1 sản phẩm…

Thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ (Quản Bạ) có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu mát mẻ, phù hợp với việc trồng và phát triển cây dược liệu. Đây cũng là thôn có 100% đồng bào dân tộc Dao sinh sống, người dân còn lưu giữ được nhiều bài thuốc truyền thống, biết nhiều loại dược liệu quý mọc tự nhiên trên rừng già. Để khai thác tiềm năng dược liệu, năm 2014, HTX Cộng đồng Nặm Đăm được thành lập. Ban đầu, HTX có 13 thành viên, mỗi thành viên đóng góp 10 triệu đồng làm vốn điều lệ để HTX hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ cây dược liệu. 

Thu hái chè cổ thụ tại xã Cao Bồ (Vị Xuyên).                                                         Ảnh: TƯ LIỆU
Thu hái chè cổ thụ tại xã Cao Bồ (Vị Xuyên). Ảnh: TƯ LIỆU

Giám đốc HTX Cộng đồng Nặm Đăm, Lý Tà Dèn cho biết: “Cây dược liệu do bà con trồng được hoặc thu hái trên rừng già, HTX đứng ra thu mua hết để sản xuất các sản phẩm. Sản phẩm chủ lực của HTX là cao Atiso, trà gừng, thuốc điều trị xương khớp, thuốc tắm của người dân tộc Dao. 

Năm 2020, doanh thu của HTX đạt 1,7 tỷ đồng; số lượng thành viên của HTX tăng lên 26 người với thu nhập khoảng 20 triệu đồng/người/năm. Ngoài ra, HTX cũng hợp đồng thường xuyên 10 lao động với mức lương bình quân 5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài việc thu mua nguyên liệu từ hộ dân là thành viên, HTX còn thu mua nguyên liệu của nhiều hộ dân trên địa bàn huyện, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân…

Với quan điểm lấy người dân làm chủ thể của chương trình, thông qua HTX, doanh nghiệp làm nền tảng tổ chức sản xuất, tỉnh ta đã áp dụng những cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia chương trình; theo đó, hỗ trợ in ấn bao bì nhãn hàng hóa đối với các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP là 100 triệu đồng/sản phẩm; hỗ trợ thiết kế bao bì, tem, nhãn hàng hóa tối đa 3 mẫu/sản phẩm, kinh phí 8 triệu đồng/mẫu; ưu tiên bố trí hơn 26 tỷ đồng để hỗ trợ cho công tác quản lý, hỗ trợ, quảng bá các sản phẩm OCOP. Đến nay, tỉnh đã đưa trên 40 sản phẩm đi quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các Hội chợ OCOP ở các tỉnh, thành phố lớn trong nước...

Đồng chí Hoàng Gia Long, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết: Chương trình OCOP được đánh giá là hướng đi đúng, giúp tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất và xây dựng thương hiệu nông nghiệp riêng của Hà Giang. Việc triển khai Chương trình OCOP giúp người dân được tham gia vào tổ chức và phương thức sản xuất khoa học hơn; nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, góp phần hoàn thành nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong xây dựng NTM. Mục tiêu của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo là nâng cao chất lượng, số lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm OCOP đã được công nhận. Việc phát triển mới các sản phẩm phải đảm bảo xuất phát từ nhu cầu thực tế, mong muốn làm của các chủ thể, theo hướng gia tăng giá trị, đáp ứng quy trình sản xuất tiên tiến như GMP, VietGap, Hữu cơ, ISO, HACCP...

Từ khi triển khai đến nay, đã có nhiều mô hình điển hình, tiêu biểu trong thực hiện Chương trình OCOP như: HTX Chế biến chè Phìn Hồ, thôn Làng Giang, xã Thông Nguyên (Hoàng Su Phì) là cơ sở chế biến chè Shan tuyết hiện đại với một số dòng sản phẩm cao cấp; HTX Dịch vụ Nông lâm nghiệp tổng hợp Ngọc Sơn (Bắc Mê) với dây chuyền chế biến Củ nghệ tươi thành nhiều dòng sản phẩm giúp gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương, mang lại nguồn thu cho hàng trăm hộ dân trên địa bàn; HTX Dịch vụ nông nghiệp Tả Lủng với 3.000 đàn ong thu nhập trên 4 tỷ đồng/năm, đã mang lại nguồn thu ổn định cho 27 hộ dân nuôi ong trên địa bàn huyện Mèo Vạc…

Có thể khẳng định, hiệu quả từ Chương trình OCOP có sức lan tỏa rộng khắp, tạo không khí thi đua lao động sáng tạo và các sản phẩm đa dạng, đặc trưng khắp các vùng miền, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống và giảm nghèo bền vững.

 Bài, ảnh: VĂN NGHỊ 


Cùng chuyên mục

Agribank triển khai các chương trình cho vay ưu đãi

BHG - Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về định hướng phát triển kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư. Dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang và của Agribank, Agribank Hà Giang đã thực hiện việc cung ứng vốn cho nền kinh tế của tỉnh thông qua hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân để sản xuất, kinh doanh.

31/07/2021
Bảo đảm cung ứng hàng hóa, giá cả ổn định trong mùa dịch

BHG - Trước tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn biến ngày càng phức tạp, các sở, ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh đã chủ động phương án chuẩn bị nguồn hàng, đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Ngành Công thương tăng cường theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, thực hiện biện pháp bình ổn thị trường hàng hóa, giá cả; triển khai hoạt động xúc tiến thương mại nội địa, chương trình kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch bệnh… nhằm bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến khó lường.

31/07/2021
"Đất cằn nhả ngọc" - Kỳ cuối: Hành trình bền bỉ, lâu dài

BHG - Tại hội nghị trực tuyến 3 cấp BCĐ cải tạo vườn tạp (CTVT) trong tháng 6 vừa qua, đồng chí Đặng Quốc Khánh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khoá XV, tỉnh Hà Giang nhấn mạnh: "Tiếp tục tuyên truyền, thấm nhuần tư tưởng, quan điểm triển khai của tỉnh tới nhân dân và gắn chương trình CTVT vào chương trình xây dựng Nông thôn mới, nhằm nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân". Sự khẳng định trên một lần nữa tiếp thêm sức mạnh, thổi bùng sức dân trên con đường thoát nghèo. 

 

07/08/2021
Hội nghị trao đổi về các dự án đề xuất sử dụng vốn vay của Chính phủ Nhật Bản

BHG  - Sáng 6.8, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) tổ chức cuộc họp trực tuyến với một số địa phương trao đổi về các Dự án mới đề xuất sử dụng nguồn vốn vay của Chính phủ Nhật Bản. Đồng chí Hoàng Hải, Phó Cục trưởng chủ trì cuộc họp. Tham dự tại điểm cầu Hà Giang có lãnh đạo các Sở: Tài chính, KH&ĐT, Nông nghiệp&PTNT, Xây dựng, GTVT, Ban điều phối Chương trình CPRP và Văn phòng UBND tỉnh.

06/08/2021
Yến sào LifeNest