Quang Bình hướng tới huyện Nông thôn mới

10:48, 26/07/2021

BHG - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quang Bình lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đặt mục tiêu quyết tâm phấn đấu đưa huyện đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) vào năm 2025. Hiện thực hóa nghị quyết và hướng tới mục tiêu trên, Đề án xây dựng huyện Quang Bình đạt chuẩn NTM đã được ban hành và triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm 2021.

Làm đường bê tông liên thôn thôn Yên Phú - Xuân Phú, xã Yên Hà.
Làm đường bê tông liên thôn thôn Yên Phú - Xuân Phú, xã Yên Hà.

Huyện Quang Bình là một trong những huyện động lực của tỉnh, có diện tích trên 791,78 km2, dân số trên 61.700 người, với 14 xã và 1 thị trấn. Những năm qua, thực hiện xây dựng NTM, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên địa bàn không ngừng được nâng cao, KT – XH có nhiều chuyển biến. Đặc biệt khu vực nông thôn ngày càng phát triển, sản xuất nông nghiệp tăng dần về giá trị/ha đất canh tác; kết cấu hạ tầng được đầu tư, tăng cường, bộ mặt nông thôn nhiều đổi mới; QP – AN được giữ vững. Toàn huyện đã có 8/14 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 57,14%; bình quân mỗi xã đạt 15,5 tiêu chí (TC) và không còn xã đạt dưới 10 TC.

Theo rà soát, tính đến cuối năm 2020, huyện Quang Bình có 14/14 xã hoàn thành quy hoạch NTM; có 8/15 xã, thị trấn đạt các TC: Giao thông, thủy lợi, trường học và điện; 11 xã, thị trấn đạt TC cơ sở vật chất văn hóa, thông tin và truyền thông; 7 xã đạt TC chợ nông thôn; 9 xã, thị trấn đạt TC nhà ở dân cư; 13 xã đạt TC văn hóa; 10 xã, thị trấn đạt TC môi trường; 15 xã, thị trấn đạt các TC: Giáo dục, y tế, hệ thống chính trị và tiếp cập pháp luật, QP - AN. Riêng 2 TC khó là thu nhập và hộ nghèo, có 8/15 xã, thị trấn đạt, với tỷ lệ hộ nghèo chung toàn huyện là 13%; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 32 triệu đồng/người/năm. 

Phó Chủ tịch UBND huyện Quang Bình, Tăng Trung In cho biết: Với quan điểm, xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, tác động trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn; xây dựng huyện đạt chuẩn NTM là mục tiêu phấn đấu cho mỗi địa phương phát triển bền vững, tạo sự đồng đều giữa các xã; là điều kiện quan trọng để phát triển nhanh hơn nhờ kết nối vùng miền cả về KT – XH và phát triển sản xuất, khai thác hiệu quả các nguồn lực, sự đóng góp của nhân dân, gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cộng đồng. Huyện đặt mục tiêu trong giai đoạn 2021 – 2025, tập trung chỉ đạo duy trì bền vững các của 8 xã đã đạt chuẩn; hoàn thành 2 xã Vĩ Thượng và Xuân Giang đạt chuẩn NTM nâng cao; hoàn thành 6 thôn của thị trấn Yên Bình đạt chuẩn NTM; đến năm 2024 toàn huyện có 14/14 xã đạt chuẩn NTM, trong đó năm 2021 hoàn thành xã Yên Thành và Tân Nam, năm 2022 hoàn thành xã Xuân Minh và Tiên Nguyên, năm 2023 hoàn thành xã Nà Khương, năm 2024 hoàn thành xã Bản Rịa và 9/9 TC huyện đạt chuẩn NTM.

Để thực hiện các mục tiêu trên, huyện Quang Bình xác định cần ngân sách T.Ư và tỉnh bố trí trên 723 tỷ đồng, đồng thời thu hút đầu tư xã hội hóa và ngân sách huyện trên 73,5 tỷ đồng; huy động tối đa nội lực trong nhân dân đầu tư các công trình dân sinh. Cùng với đó thực hiện quyết liệt các giải pháp như: Giao trách nhiệm cụ thể cho từng đồng chí trong BTV Huyện ủy phụ trách xã; thành lập tổ chỉ đạo, tổ chức thực hiện các tiêu chí huyện NTM. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban, đoàn thể phụ trách từng TC của xã, huyện để thực hiện theo từng tháng, quý; sắp xếp, kiện toàn, bổ sung, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ các cấp và xác định rõ vai trò, gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện xây dựng NTM; khơi dậy mạnh mẽ phong trào toàn dân chung sức xây dựng NTM trong nhân dân. Ngoài ra, với nhóm xã đã đạt chuẩn, huyện ưu tiên tập trung phát triển sản xuất, xây dựng khu dân cư nông thôn kiểu mẫu, vườn mẫu và các hình mẫu mới; nhóm xã chưa đạt thì xây dựng kế hoạch, đưa ra giải pháp huy động các nguồn lực thực hiện hoàn thành từng TC chưa đạt, ưu tiên các TC dễ, gần đạt làm trước…

Bài, ảnh: Duy Tuấn


Cùng chuyên mục

Hồi sinh nguồn gen quý giống lợn bản địa

Giống lợn bản địa đang 'hồi sinh' tại một số địa phương của tỉnh Hà Giang, trở thành vật nuôi mang lại thu nhập tốt cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Giống lợn đen bản địa và giống lợn mán là 2 giống lợn bản địa đặc trưng được người dân ở tỉnh Hà Giang. Đây là những giống lợn có khả năng thích nghi, kháng bệnh cao, cho thịt thơm ngon.

 

26/07/2021
Phát triển sản phẩm hàng hóa đặc thù chất lượng cao

BHG - Phát huy lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng, Đảng bộ tỉnh khóa XVII xác định phát triển nông nghiệp đặc trưng, hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị là 1 trong 3 đột phá chiến lược. Đồng thời, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa bằng các đề án, kế hoạch; ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa và khơi thông nguồn vốn tín dụng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. 

 

24/07/2021
Nhìu Sang vững vàng nơi biên cương

BHG - Đầu tháng 7.2021, gần 40 hộ thôn biên giới Nhìu Sang, xã Xín Chải (Vị Xuyên) vô cùng phấn khởi khi tuyến đường bê tông từ trung tâm xã đến nhà văn hóa thôn chính thức hoàn thành. Niềm vui này tiếp tục tạo động lực to lớn giúp người dân nơi đây yên tâm bám bản, bám đất, phát triển kinh tế, góp phần xây dựng mảnh đất biên cương ngày càng giàu đẹp.

24/07/2021
Mèo Vạc phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại

BHG - Mặc dù đối diện không ít khó khăn, song chăn nuôi theo hình thức trang trại tiếp tục là hướng đi của huyện Mèo Vạc trong phát triển lĩnh vực nông nghiệp. Từ đó khai thác tiềm năng, thế mạnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững.

24/07/2021