Cựu chiến binh Vị Xuyên vươn lên trong gian khó

18:37, 26/07/2021

BHG - Phong trào cựu chiến binh (CCB) thi đua đẩy mạnh phát triển kinh tế trong tỉnh đầy khí thế, khơi dậy tinh thần của bộ đội Cụ Hồ. Trong đó, nổi bật là Hội CCB huyện Vị Xuyên đã thi đua mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi để nâng cao thu nhập cho gia đình, truyền thụ những kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn cho nhân dân trên địa bàn.

Cựu chiến binh Vi Đức Khảnh (phải), thôn Bản Lầu, xã Kim Linh giới thiệu phương pháp nuôi dê sinh sản. Ảnh: TƯ LIỆU
Cựu chiến binh Vi Đức Khảnh (phải), thôn Bản Lầu, xã Kim Linh giới thiệu phương pháp nuôi dê sinh sản. Ảnh: TƯ LIỆU

Hội CCB huyện Vị Xuyên thường xuyên vận động hội viên tham gia phong trào xây dựng Nông thôn mới, giúp đỡ nhau phát triển các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. Có rất nhiều tấm gương tiêu biểu làm kinh tế giỏi, như: CCB Vi Đức Khảnh, thôn Bản Lầu, xã Kim Linh đã đẩy mạnh trồng keo, với diện tích 10 ha, đang phát triển năm thứ 6, dự kiến thời gian tới sẽ cho khai thác, với sản lượng 800 tấn gỗ, giá bán 1,2 triệu/m³; để tận dụng diện tích đất, anh chăn thả, nuôi 60 con dê, 200 con gà dưới tán rừng keo, với không gian rộng rãi giúp vật nuôi hoạt động nhiều, tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh. Nhờ trồng rừng cây gỗ lớn, chăn nuôi giúp gia đình anh có  thu nhập ổn định. Anh Khảnh chia sẻ: Rời màu áo lính, trở về địa phương trong tôi cứ đau đáu những suy nghĩ, mình còn sức khỏe, còn phải cống hiến hết mình cho quê hương, đất nước. Trong đó, phát triển kinh tế gia đình là hướng đi cấp thiết; các cán bộ Hội CCB huyện, xã đã giúp tư vấn, định hướng cho tôi rất nhiều  mô hình phù hợp với địa lý, khí hậu của địa phương. 

Nhiều CCB đồng bào dân tộc thiểu số đã mạnh dạn vay vốn mở rộng thêm diện tích trồng trọt, chăn nuôi để vươn lên làm giàu chính đáng, trở thành lá cờ đầu trong lĩnh vực phát triển kinh tế trong thôn, xã; được nhiều hội viên, bà con nhân trong và ngoài xã tìm đến để học hỏi kinh nghiệm. Tiêu biểu là CCB Dương Công, dân tộc Mông, thôn Minh Phong, xã Thuận Hòa đã đẩy mạnh phát triển mô hình chăn nuôi gia súc, với 70 con lợn đen thương phẩm, mỗi con nặng từ 70 - 90 kg; nuôi 5 con bò sinh sản. Vốn là người đi lên từ gian khó, yêu mến những người có chí hướng làm giàu, anh truyền thụ lại từ những điều thực tế trong sản xuất, chăn nuôi và mong muốn các hội viên, nhân dân trong xã, cùng nhau đoàn kết, vươn lên thoát nghèo bền vững. Anh Công tâm tình: Để có kết quả như hôm nay, ngoài định hướng của cấp ủy, chính quyền địa phương, tôi thường xuyên lên mạng tìm hiểu thêm các thông tin về trồng trọt, chăn nuôi tại các trang web, trên báo và truyền hình để có thêm những kiến thức, áp dụng vào thực tiễn gia đình. Thời gian tới, dự định sẽ mở rộng thêm diện tích chuồng nuôi gia súc và trồng thêm 1 số cây ăn quả như: Bưởi Da xanh, táo Đài Loan, mít Thái… 

CCB Đặng Văn Ghẹo, thôn Tả Ván, xã Xín Chải được đảng viên trong chi bộ tin tưởng bầu làm Bí thư Chi bộ thôn. Với suy nghĩ đảng viên luôn phải gương mẫu đi trước, làm gương cho quần chúng nhân dân học theo. Nhận thấy cây Thảo quả rất thích hợp với khí mát mẻ trên cao, anh đã trồng 5 ha và trồng 1 ha chè hữu cơ… Xưởng chè của anh được đầu tư máy móc hiện đại, nhằm đáp ứng đủ sản lượng cung cấp cho thị trường. Ngoài ra, anh mua máy xay sát phục vụ việc chăn nuôi của gia đình, bà con trong thôn, xã; mua 1 xe ô tô chở vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị phục vụ nhu cầu nhân dân tại địa phương. Anh thường xuyên chia sẻ về các hướng đi phát triển bền vững, kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi cho các hội viên, bà con nhân dân trên địa bàn để tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. 

Các hội viên CCB huyện Vị Xuyên luôn đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế, tình đồng đội không chỉ ở thời chiến, mà vẫn gắn bó ở thời bình, giúp đời sống của hội viên ngày càng được nâng cao; sự động viên, chia sẻ chân thành nhất đã trở thành nghĩa cử đẹp trong lòng mỗi CCB nơi đây.

THÁI KHANG


Cùng chuyên mục

Hồi sinh nguồn gen quý giống lợn bản địa

Giống lợn bản địa đang 'hồi sinh' tại một số địa phương của tỉnh Hà Giang, trở thành vật nuôi mang lại thu nhập tốt cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Giống lợn đen bản địa và giống lợn mán là 2 giống lợn bản địa đặc trưng được người dân ở tỉnh Hà Giang. Đây là những giống lợn có khả năng thích nghi, kháng bệnh cao, cho thịt thơm ngon.

 

26/07/2021
Quang Bình hướng tới huyện Nông thôn mới

BHG - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quang Bình lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đặt mục tiêu quyết tâm phấn đấu đưa huyện đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) vào năm 2025. Hiện thực hóa nghị quyết và hướng tới mục tiêu trên, Đề án xây dựng huyện Quang Bình đạt chuẩn NTM đã được ban hành và triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm 2021.

26/07/2021
Nhìu Sang vững vàng nơi biên cương

BHG - Đầu tháng 7.2021, gần 40 hộ thôn biên giới Nhìu Sang, xã Xín Chải (Vị Xuyên) vô cùng phấn khởi khi tuyến đường bê tông từ trung tâm xã đến nhà văn hóa thôn chính thức hoàn thành. Niềm vui này tiếp tục tạo động lực to lớn giúp người dân nơi đây yên tâm bám bản, bám đất, phát triển kinh tế, góp phần xây dựng mảnh đất biên cương ngày càng giàu đẹp.

24/07/2021
Phát triển sản phẩm hàng hóa đặc thù chất lượng cao

BHG - Phát huy lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng, Đảng bộ tỉnh khóa XVII xác định phát triển nông nghiệp đặc trưng, hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị là 1 trong 3 đột phá chiến lược. Đồng thời, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa bằng các đề án, kế hoạch; ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa và khơi thông nguồn vốn tín dụng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. 

 

24/07/2021